Thứ sáu, 22/11/2024 20:59     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 20/02/2022 08:43

Điều kiện F0 được cách ly, điều trị tại nhà

Theo “Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà” do Bộ Y tế vừa ban hành, F0 được cách ly, điều trị tại nhà khi đáp ứng các tiêu chí dưới đây.

Theo "Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà" ban hành kèm theo Quyết định 261/QĐ-BYT của Bộ Y tế, đối tượng mắc COVID-19 được quản lý tại nhà cụ thể như sau:

- Là người mắc COVID-19 (được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như: Sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

- Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

- Người mắc COVID-19 không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

images5487814_f0_dien_khanh_3_01

Người mắc Covid-19 đáp ứng đủ 3 tiêu chí trên được cách ly, điều trị tại nhà (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, người mắc COVID-19 điều trị tại nhà có khả năng tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh và có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế;

Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát. Khi có tình trạng cấp cứu có khả năng giao tiếp và sẵn có phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính,…

Trong trường hợp người mắc COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các yêu cầu trên.

Bộ Y tế cũng hướng dẫn, F0 điều trị tại nhà cần tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào phiếu theo dõi sức khỏe tại nhà 2 lần/ngày (buổi sáng và buổi chiều) hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu.

Nội dung theo dõi sức khỏe hàng ngày bao gồm:

- Chỉ số: Nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

- Các triệu chứng: Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài), ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo.

- Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ…

Bộ Y tế khuyến cáo, người mắc COVID-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa; tăng cường dinh dưỡng bằng cách ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

Những ngày vừa qua số ca mắc Covid-19 đang tăng kỷ lục khi mỗi ngày cả nước ghi nhận hơn 40.000 ca nhiễm mới. Cụ thể, theo thông tin của Bộ Y tế, ngày 18/2 cả nước có đến 42.439 ca mắc COVID-19. Đây là lần đầu tiên trong hơn 2 năm qua, số mắc mới trong 1 ngày ở nước ta cao như vậy. Đến ngày 19/2 ghi nhận 41.980 ca mắc mới COVID-19.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.740.293 ca nhiễm, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 27.746 ca nhiễm).

Tính đến nay, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 190.919.218 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 174.168.950 liều: Mũi 1 là 70.866.623 liều; Mũi 2 là 67.250.297 liều; Mũi 3 là 1.443.914 liều; Mũi bổ sung là 13.265.091 liều; Mũi nhắc lại là 21.343.025 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.750.268 liều: Mũi 1 là 8.606.707 liều; Mũi 2 là 8.143.561 liều.

-->> Cách test nhanh Covid-19 tại nhà có kết quả chính xác nhất

Thúy Ngà  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm