Thứ tư, 06/11/2024 04:16     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 12/08/2014 08:11

Dịch Ebola: 'Lây lan nhanh do ý thức người dân và cơ sở y tế kém'

Dịch Ebola đang lây lan chóng mặt và theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, bệnh Ebola lây lan nhanh chủ yếu là do ý thức của người dân các nước tây Phi cũng như cơ sở y tế của họ còn kém.

Phóng viên báo điện tử Gia đình Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) về những vấn đề xoay quanh dịch bệnh Ebola.

- Thưa ông! hiện tổ chức Y tế thế giới đã ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch Ebola. Vậy, ở Việt Nam ngành y tế đã chuẩn bị như thế nào để đối phó với dịch bệnh này?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Tại Việt Nam, không phải tại thời điểm này mới có đáp ứng với bệnh Ebola, cách đây khoảng 1 - 2 tuần khi tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp ở các nước tây Phi, chúng tôi đã triển khai 1 loạt các biện pháp để ngăn chặn dịch xâm nhập vào Việt Nam.

Trước hết, chúng tôi đã ban hành hướng dẫn và giám sát dịch bệnh để toàn khối dự phòng biết được các biện pháp nhằm giám sát các ca bệnh, cách ly bệnh nhân cũng như cách phòng chống dịch bệnh ở cộng đồng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng có những hướng dẫn về toàn bộ quá trình điều trị, vì có những bệnh nhân có thể điều trị được ngay. Đặc biệt, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch để phòng chống dịch bệnh trong đó có 3 tình huống xảy ra: Khi chưa có dịch, khi dịch xâm nhập vào Việt Nam và khi dịch lan rộng ra cộng đồng.

Cùng với mỗi tình huống đó, Bộ Y tế cũng đưa ra các biện pháp đáp ứng cụ thể cho từng trường hợp. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã có công văn trình Thủ tướng chính phủ, đề nghị thủ tường chỉ đạo UBND các tỉnh, các bộ ngành liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Đặc biệt, trong thời gian qua, ngành y tế đã phối với với các đơn vị liên quan áp dụng chính thức về việc kê khai y tế đối với các hành khách nhập cảnh đi từ các nước có dịch tại các của khẩu quốc tế.

Hiện nay, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ các khâu từ giám sát, xét nghiệm cho đến chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, phải tổ chức các biện pháp tuyên truyền để người dân hiểu rõ và không hoang mang về tình hình dịch bệnh. Để tránh những phản ứng không phù hợp.

dich-ebola-lay-lan-nhanh-do-y-thuc-nguoi-dan-va-co-so-y-te-kem-giadinhonline.vn 1

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế.

- Ngoài việc tổ chức Y tế thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp, ở Việt Nam mới đây Thủ tướng Chính phủ đã trự tiếp chỉ đạo họp khẩn cấp về tình trạng dịch bệnh này, điều đó chứng tỏ đây là loại bệnh rất nguy hiểm và vô cùng cấp bách. Là người đứng đầu ngành Y tế dự phòng ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Việc Thủ tướng chính phủ quan tâm đến dịch bệnh Ebola, tôi cho rằng đây là quan điểm, chính sách tích cực của Nhà nước ta. Đồng thời, hành động đó cũng chứng tỏ đây là vấn đề rất quan trọng và cấp bách.

- Vậy những biện pháp để ngăn dịch bệnh hiện nay đang được triển khai như thế nào?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Cho tới thời điểm này, tôi phải khẳng định Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus Ebola. Tuy nhiên, dịch bệnh có thể vào Việt Nam thông qua các con đường như: Đường không, đường bộ, và các cửa khẩu đường thủy.

Tôi cho rằng, nếu có dịch xâm nhập vào Việt Nam thì chủ yếu là đường hàng không và đường Bộ. Bởi vì, có những trường hợp họ đi từ các nước có dịch ở châu Phi về, sau đó họ xuống sân bay ở các nước bên cạnh chúng ta, sau đó họ mới đi vào Việt Nam bằng đường bộ.

Ngoài ra, việc kiểm soát bệnh không chỉ ở các cửa khẩu, biết đâu có những trường hợp nó đã vào Việt Nam rồi mà chúng ta chưa phát hiện được ở cửa khẩu, khi đó dịch bệnh sẽ tồn tại ở trong cộng đồng.

Nói như vậy để thấy được rằng, ngoài việc kiểm soát chặt trẽ tại các cửa khẩu, thì chúng ta vẫn phải đẩy mạnh kiểm soát và phát hiện dịch bệnh ở cộng đồng, thông qua các cơ sở y tế điều trị. Khi chúng ta có nghi ngờ thì cần phải lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra ngay.

- Vậy, nếu có trường hợp tồn tại trong cộng đồng thì làm sao để có thể phát hiện sớm nhất có thể?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Khi đó, chúng ta phải dựa vào các yếu tố lâm sàng. Tuy nhiên, dấu hiệu lâm sàng chỉ là 1 yếu tố vì nói đến Ebola thì rất nhiều triệu chứng như: Sốt, đau đầu, phát ban, suy gan, suy thận …

Đối với căn bệnh này, yếu tố dịch tễ là cực kỳ quan trọng. Bởi, những người có yếu tố lâm sàng của bệnh, nhưng khi đi từ các quốc gia có dịch về trong vòng 21 ngày, hoặc tiếp xúc với những người đi từ quốc gia có dịch về… đó chính là những yếu tố chỉ điểm cho chúng ta, để có những biện pháp chẩn đoán bệnh.

Cuối cùng để biết chính xác hay không thì phải lấy mẫu xét nghiệm cụ thể. Xin khẳng định rằng, những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm thì yếu tố dịch tễ là vô cùng quan trọng.

- Thưa ông! Với tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, tuy nhiên đến ngày 15/8 mới bắt buộc các cửa khẩu tiến hành làm tờ khai y tế. Vậy như thế có phải là muộn hay không?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Hiện nay không phải tất cả các nước áp dụng tờ khai y tế, WHO cũng không bắt buộc và cũng không ngăn cấm việc sử dụng tờ khai y tế.

Tuy nhiên, việc dịch bệnh ở châu Phi diễn biến quá nhanh, mà Việt Nam như vậy áp dụng các biện pháp như vậy là cũng đã đáp ứng khẩn cấp. Nhưng cũng cần phải có thời gian để cho các cửa khẩu có sự chuẩn bị, phối hợp giữa các bộ phận trong cửa khẩu, bố trí như thế nào để khi khai không xảy ra ách tác hay những bất cập khác …

Tuy nhiên, không phải đợi có tờ khai mới triển khai một cách triệt để, bởi khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành cách ly ngay.

dich-ebola-lay-lan-nhanh-do-y-thuc-nguoi-dan-va-co-so-y-te-kem-giadinhonline.vn 6

Dịch Ebola đang khiến cả thế giới lo lắng.

- Ông đánh giá như thế nào về mức độ lây lan cũng như mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này hiện nay?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Phải nói rằng, Ebola là bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong lên đến 90%, chính vì vậy quốc tế mới ban bố tình trạng khẩn cấp ở các nước có dịch. Tuy nhiên, lý do dịch bệnh ở châu Phi lây lanh mạnh là do:

Bệnh lây lân qua con đường tiếp xúc dịch tiết, qua các máu mủ của bệnh nhân. Ngoài ra, việc phòng hộ ở các nước này khó khăn, họ muốn chăm sóc bệnh nhân ở tại nhà, không muốn đưa đến cơ sở y tế, họ muốn đưa bệnh nhân tử vong đi mai táng nhưng không có phòng hộ, họ không hiểu được vì dân trí thấp.
Không những thế, cơ sở y tế ở đây quá nghèo nàn, họ không đủ các phương tiện, các thiết bị để bảo hộ, phòng hộ vì thế hơn 200 cán bộ y tế của họ cũng bị nhiễm virus này.

Riêng ở Việt Nam, hiện nay chúng ta đã có kinh nghiệm phòng chống dịch SARS. Cơ sở chúng ta cũng tương đối đảm bảo, không được như những nước phát triển nhưng cũng có cơ sở cách li tương đối tối trong thời điểm này.

Hiện chưa có thuốc điều điều trị đặc hiệu, tuy nhiên chúng ta có thể điều trị bằng triệu chứng và cấp cứu bệnh nhân, càng phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Hiện Bộ Y tế đã ban hành những văn bản hướng dẫn điều trị, giám sát kỹ thuật đều có đầy đủ.

- Vậy cách phòng tránh cho người dân như thế nào?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Cách phòng tránh có 2 vấn đề, một là hạn chế tiếp xúc với những máu mủ của những người bệnh, trong thời điểm này Việt Nam chưa xuất hiện, nhưng chúng ta cũng phải chủ động phòng hộ, vệ sinh 1 cách triệt để.

Đồng thời, chúng ta không nên đi nước ngoài vào những vùng có dịch. Tổ chức Y tế thế giới khuyên, nên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh các nhân và môi trường xung quanh để phòng dịch.

Lê Phương

Tags:
'Mùa đông bớt lạnh giá nhờ những tấm lòng của Gia đình Việt Nam'
Cựu chiến binh trồng cây nông nghiệp thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm
GS. Gurdev Singh Khush: “Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt”
Hiện tượng DANA là gì, nguy hiểm thế nào?
GS. Jens Juul Holst - Hành trình từ VinFuture đến Time 100
Cuộc sống ở ngôi làng của những người mất trí nhớ
 Chỉnh trang cảnh quan Phú Quốc: Chính quyền quyết liệt, người dân hưởng lợi
Bé gái làng Nủ được cứu sống kỳ diệu
 Sasco trồng cây xanh góp phần bảo vệ rừng thông Đà Lạt
Mẹ bé Hải An hiến giác mạc cứu người: '6 năm trôi qua nhưng luôn cảm thấy con bên mình'
Bé gái 9 tuổi đoạt giải nhiếp ảnh gia thế giới
'Vua ramen' ăn hơn 10.000 gói mì trong 30 năm
Người khôn ngoan chia sẻ 3 điều và tuyệt đối không tiết lộ 5 thứ khi dùng mạng xã hội
Phố Hàng Mã - Hà Nội ngập tràn đồ hóa trang Halloween
Đâu là bạn đồng hành cùng người lao động vượt qua sự khắc nghiệt nơi công trường?
Tân Hiệp Phát cùng Tỉnh đoàn Bình Dương trao 200 suất học bổng cho trẻ em khó khăn trên địa bàn
Cứu thai phụ 30 tuổi sốc mất máu do vỡ thai ngoài tử cung
Người dân Hà Nội mặc áo ấm đón gió lạnh đầu mùa
Chuyến bay Vietjet khởi hành sớm chuyển trái tim cứu sống nam thanh niên
Cuộc sống ở ngôi làng lạnh nhất thế giới, nhiệt độ xuống tới âm 71 độ C
Xem thêm