Chủ nhật, 19/05/2024 06:38
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 17/01/2019 09:12

Đẩy mạnh công tác truyền thông trong bối cảnh già hoá dân số ở Việt Nam

Sáng nay, 17.1.2019, tại Tp Hải Dương, Bộ LĐTB&XH đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo" Thích ứng với già hoá dân số nhanh ở Việt Nam".

Tham dự Hội thảo có bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH, lãnh đạo của Cục Bảo trợ xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội, Giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội của một số tỉnh phía Bắc...

Các báo cáo tham luận tại Hội thảo đã phân tích thực trạng già hoá dân số ở VN, những khó khăn của người cao tuổi, giải pháp thích ứng trong bối cảnh già hoá dân số...

Báo động về công tác già hoá dân số ở Việt Nam

49408061_2052353298135095_6624357502068719616_n

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, nằm trong số 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới. Tính đến cuối năm 2018, cả nước có hơn 11,3 triệu người cao tuổi (NCT), chiếm khoảng 11,95% dân số. Trong đó, có xấp xỉ 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên (chiếm 17,6% tổng số NCT); 3,1 triệu người đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; hơn 1,6 triệu NCT hưởng trợ cấp hàng tháng; khoảng 1,4 triệu NCT hưởng trợ cấp người có công.

Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng NCT Việt Nam chiếm 17% và năm 2050 là 25%.Trong điều kiện vừa thoát khỏi tình trạng nước có thu nhập thấp, chuyển sang nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, thực trạng già hóa dân số đang đặt ra nhiều thách thức lớn không chỉ liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe NCT mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước.

Phần lớn NCT nước ta có cuộc sống khó khăn, thu nhập thấp, không ổn định hoặc không có thu nhập, sống phụ thuộc vào con, cháu, người thân. Tỷ lệ NCT thuộc hộ nghèo cao (khoảng hơn 20%). Số lượng NCT có lương hưu, bảo hiểm, trợ cấp xã hội thấp cả về độ bao phủ và mức hưởng. Hiện nay, khoảng 70% NCT Việt Nam sống ở nông thôn là nông dân và làm nông nghiệp; trên 70% NCT không có tích lũy vật chất và chỉ có chưa đầy 30% NCT sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội.

Bên cạnh đó, khoảng 95% NCT có bệnh, trung bình 1 NCT Việt Nam mắc 3 bệnh, chủ yếu là các bệnh mãn tính không lây nhiễm như: Đái tháo đường, đột quỵ, tắc nghẽn mạch phổi, thoái hóa khớp, sa sút trí tuệ… phải điều trị suốt đời. Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều NCT tại Việt Nam không có bất cứ loại bảo hiểm y tế nào, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải tự chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình, trong khi giá các dịch vụ đang ngày một tăng. Theo khảo sát, 65% NCT tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình yếu và rất yếu. Tuổi thọ trung bình cao (73,4) nhưng tuổi khỏe mạnh chỉ là 66 tuổi.

50487823_2052353114801780_842555863443963904_n

Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH phát biểu khai mạc hội thảo

Cùng với đó, hệ thống an sinh xã hội cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của NCT; chưa có hệ thống cung ứng việc làm cũng như chăm sóc sức khỏe dài hạn cho NCT. Vai trò của các tổ thức dân sự, đoàn thể, cá nhân chưa thực sự được phát huy… cũng là những khó khăn, thách thức đối với chất lượng sống của NCT. NCT vẫn còn bị phân biệt đối xử, hạn chế trong tiếp cận thông tin, dịch vụ tài chính, cơ hội tập huấn, đào tạo nghề, việc làm. Phần lớn NCT vẫn đang làm việc nhưng chủ yếu là những công việc không được trả công. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng NCT bị lạm dụng, bỏ rơi và bị bạo lực.

Vai trò của công tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi

Công tác xã hội (CTXH) là một ngành khoa học, một lĩnh vực chuyên môn phát triển hướng đến các đối tượng yếu thế (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người di cư, người dân tộc thiểu số, nhiễm HIV/AIDS…) trong xã hội để giải quyết các vấn đề đang nảy sinh trong cộng đồng, theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội, góp phần phát triển bền vững.

Gần đây, chăm sóc NCT đã trở thành nội dung quan trọng trong các văn bản chính sách, các chương trình quốc gia, các đề án và dự án hỗ trợ liên quan đến NCT. Người cao tuổi với những thay đổi về sức khỏe, tâm sinh lý, lao động - thu nhập, quan hệ xã hội và lối sống gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong cuộc sống được CTXH xác định là đối tượng cần sự trợ giúp. Trong chăm sóc NCT, vai trò của CTXH được đặt ra như một nhiệm vụ cấp bách. CTXH đóng vai là “cầu nối” chủ chốt, là phương tiện hiệu quả trong thực thi các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội của đất nước. Thông qua các chương trình, mô hình, các dịch vụ CTXH và hoạt động thực tiễn của nhân viên CTXH từ các cơ sở bảo trợ xã hội và gia đình, cộng đồng đảm trách các vai trò cụ thể để thúc đẩy an sinh và nâng cao chất lượng sống cho NCT.

Vai trò của CTXH thể hiện ở 2 hình thức: chăm sóc người già cô đơn trong các cơ sở bảo trợ xã hội và cung ứng dịch vụ chăm sóc NCT tại gia đình và cộng đồng. Liên quan đến 4 chủ thể chăm sóc NCT là Nhà nước, gia đình, cộng đồng và thị trường có các mô hình chăm sóc NCT sau: Trung tâm bảo trợ xã hội do Nhà nước trợ cấp hoàn toàn; Mô hình nhà dưỡng lão tư nhân - mang tính thị trường. Ở các địa phương có mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng bởi người thân trong gia đình, họ hàng, làng xóm... Gần đây, tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh xuất hiện mô hình cơ sở tư nhân chăm sóc NCT. Đây là loại hình dịch vụ nuôi dưỡng NCT chất lượng cao bằng nguồn đóng góp của gia đình họ. Loại hình này còn ít và mang tính tự phát, chi phí dịch vụ khá cao, các gia đình có mức sống trung bình và nghèo rất khó tiếp cận… Mỗi mô hình trợ giúp NCT đều có những đặc thù và hiệu quả khác nhau.

50217951_2053597091344049_7302445383983038464_n

CTXH liên quan đến dịch vụ chăm sóc NCT thuộc nhiều chương trình ở các cấp độ khác nhau và có vai trò đáng kể trong chăm sóc NCT hiện nay, song cũng gặp không ít những hạn chế và thách thức.

Gánh nặng bệnh tật “kép” ở NCT đòi hỏi Nhà nước, cộng đồng và gia đình phải đầu tư nguồn ngân sách đáng kể cho công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc y tế cho NCT. Trong khi đó ở nước ta, hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhất là chăm sóc chuyên khoa cho NCT khá nghèo nàn, chưa đáp được nhu cầu ngày càng tăng.

Theo thống kê, cả nước chỉ có 49/63 tỉnh có khoa lão khoa tại các bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc bệnh viện lão khoa; có 106 Khoa lão khoa được thành lập tại bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố và bệnh viện trung ương; hơn 900 khoa khám bệnh có buồng riêng cho NCT. Có tới 72,3% số NCT sống cùng con cháu, trong khi đó xu hướng quy mô gia đình Việt Nam đang chuyển dần từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân.

Tình trạng NCT sống không có vợ, chồng chiếm tỷ lệ cao, trong đó số cụ bà cô đơn cao gấp 5,44 lần so với cụ ông. Phụ nữ cao tuổi ly hôn, ly thân có tỷ lệ cao gấp 2,2 lần so với nam giới. Đã cao tuổi, già yếu, ít thu nhập lại phải sống một mình là điều rất khó khăn đối với NCT bởi gia đình luôn là chỗ dựa cơ bản cho mỗi người khi về già…

50208997_2053597084677383_994609164695109632_n

Gánh nặng bệnh tật “kép” ở NCT đòi hỏi Nhà nước, cộng đồng và gia đình phải đầu tư nguồn ngân sách đáng kể cho công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc y tế cho NCT.

Cùng với đó, hệ thống an sinh xã hội cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của NCT; chưa có hệ thống cung ứng việc làm cũng như chăm sóc sức khỏe dài hạn cho NCT. Vai trò của các tổ thức dân sự, đoàn thể, cá nhân chưa thực sự được phát huy… cũng là những khó khăn, thách thức đối với chất lượng sống của NCT. NCT vẫn còn bị phân biệt đối xử, hạn chế trong tiếp cận thông tin, dịch vụ tài chính, cơ hội tập huấn, đào tạo nghề, việc làm. Phần lớn NCT vẫn đang làm việc nhưng chủ yếu là những công việc không được trả công. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng NCT bị lạm dụng, bỏ rơi và bị bạo lực.

Công tác xã hội (CTXH) là một ngành khoa học, một lĩnh vực chuyên môn phát triển hướng đến các đối tượng yếu thế (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người di cư, người dân tộc thiểu số, nhiễm HIV/AIDS…) trong xã hội để giải quyết các vấn đề đang nảy sinh trong cộng đồng, theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội, góp phần phát triển bền vững.

Gần đây, chăm sóc NCT đã trở thành nội dung quan trọng trong các văn bản chính sách, các chương trình quốc gia, các đề án và dự án hỗ trợ liên quan đến NCT. Người cao tuổi với những thay đổi về sức khỏe, tâm sinh lý, lao động - thu nhập, quan hệ xã hội và lối sống gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong cuộc sống được CTXH xác định là đối tượng cần sự trợ giúp.

50063284_2053597051344053_2957946351872114688_n

Trong chăm sóc NCT, vai trò của CTXH được đặt ra như một nhiệm vụ cấp bách. CTXH đóng vai là “cầu nối” chủ chốt, là phương tiện hiệu quả trong thực thi các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội của đất nước. Thông qua các chương trình, mô hình, các dịch vụ CTXH và hoạt động thực tiễn của nhân viên CTXH từ các cơ sở bảo trợ xã hội và gia đình, cộng đồng đảm trách các vai trò cụ thể để thúc đẩy an sinh và nâng cao chất lượng sống cho NCT.

Vai trò của CTXH thể hiện ở 2 hình thức: chăm sóc người già cô đơn trong các cơ sở bảo trợ xã hội và cung ứng dịch vụ chăm sóc NCT tại gia đình và cộng đồng. Liên quan đến 4 chủ thể chăm sóc NCT là Nhà nước, gia đình, cộng đồng và thị trường có các mô hình chăm sóc NCT sau: Trung tâm bảo trợ xã hội do Nhà nước trợ cấp hoàn toàn; Mô hình nhà dưỡng lão tư nhân - mang tính thị trường. Ở các địa phương có mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng bởi người thân trong gia đình, họ hàng, làng xóm...

Gần đây, tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh xuất hiện mô hình cơ sở tư nhân chăm sóc NCT. Đây là loại hình dịch vụ nuôi dưỡng NCT chất lượng cao bằng nguồn đóng góp của gia đình họ. Loại hình này còn ít và mang tính tự phát, chi phí dịch vụ khá cao, các gia đình có mức sống trung bình và nghèo rất khó tiếp cận… Mỗi mô hình trợ giúp NCT đều có những đặc thù và hiệu quả khác nhau.

CTXH liên quan đến dịch vụ chăm sóc NCT thuộc nhiều chương trình ở các cấp độ khác nhau và có vai trò đáng kể trong chăm sóc NCT hiện nay, song cũng gặp không ít những hạn chế và thách thức.

49408025_2053597054677386_2299831867475492864_n

Về khía cạch nhận thức xã hội, nhận thức, quan niệm của xã hội về nghề CTXH, về NCT và các hoạt động liên quan cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động CTXH trong chăm sóc NCT. Các quan niệm truyền thống luôn coi CTXH là sự trợ giúp, cách nhìn nhận vấn đề liên quan đến CTXH của cá nhân, cộng đồng với NCT vẫn còn mang tính từ thiện, phong trào. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũng còn hạn chế do chưa được tiếp cận và không có nhiều thời gian tìm hiểu về ngành CTXH khiến cho việc đầu tư chưa đủ và chưa thỏa đáng để CTXH có thể mang tính chuyên nghiệp hơn. Nhận thức và thái độ của các cá nhân, gia đình và cộng đồng cũng là một trong các yếu tố tác động đến tính khả thi trong thực hiện quyền của NCT, trong khi yếu tố này được xem như cơ sở quan trọng để hoạt động CTXH đạt hiệu quả.

Trong lựa chọn các dịch vụ chăm sóc cho mình, một bộ phận NCT có nhu cầu và khả năng sử dụng các dịch vụ trả tiền ở các mức độ khác nhau đã tạo nên những thay đổi nhất định và kéo theo những thách thức đối với CTXH chuyên nghiệp. Còn rất nhiều NCT vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và điều này cũng gây nên những khó khăn, thách thức không nhỏ cho hoạt động CTXH.

Trong những năm qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông phát triển nghề CTXH; phối hợp với Bộ Y tế ban hành Đề án phát triền nghề CTXH trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2011 - 2020; xây dựng và vận hành website phát triển nghề CTXH địa chỉ http://congtacxahoi.molisa.gov.vn và ký kết hợp đồng với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng, phát hành các tin, bài, ảnh, phóng sự, ấn phẩm truyền thông phát triển nghề công tác xã hội.

Đến nay, rất nhiều cơ quan báo chí đã tuyên truyền về nghề CTXH một cách thường xuyên, liên tục; nhiều báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình đã thành lập chuyên mục riêng về CTXH, góp phần thúc đẩy hình thành, phát triển nguồn vốn xã hội để phát triển lĩnh vực CTXH và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về CTXH.

Hiện cả nước có một hệ thống báo chí phát triển với quy mô lớn từ Trung ương đến các địa phương, gồm gần 70 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm cơ quan báo in, báo điện tử; trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp phép; kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá. Với chức năng là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu của đời sống xã hội, các cơ quan báo chí, truyền thông là phương tiện quan trọng thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về nghề CTXH và NCT.

IMG_8171

Người cao tuổi với những thay đổi về sức khỏe, tâm sinh lý, lao động - thu nhập, quan hệ xã hội và lối sống gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong cuộc sống được CTXH xác định là đối tượng cần sự trợ giúp.

Công tác tuyên truyền được thực hiện có hiệu quả bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của xã hội về hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò NCT. Các cơ quan báo chí đã tuyên truyền, phổ biến về chương trình hành động, kết quả hoạt động vì người cao tuổi; công tác vận động xã hội, huy động nguồn lực chăm sóc NCT; Tuyên dương, động viên những tấm gương NCT có nhiều đóng góp trong cộng đồng; Các mô hình chăm sóc NCT; Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của NCT; Những bệnh tật NCT hay mắc phải và cách phòng tránh; Các kiến thức chăm sóc sức khỏe đối với NCT…

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng công tác truyền thông về CTXH nói chung, truyền thông về nghề CTXH thích ứng với bối cảnh già hóa dân số nói riêng vẫn còn nhiều tồn tại. Việc phối hợp giữa các cơ quản quản lý Nhà nước, các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH với các cơ quan báo chí cũng còn có những hạn chế nhất định.

Đến nay, vẫn còn một bộ phận công chúng chưa có hiểu biết đầy đủ về nghề CTXH, về vấn đề già hóa dân số. Việc tuyên truyền về nghề CTXH vẫn còn dàn trải, chưa có nhiều tác phẩm tổng kết, nghiên cứu sâu sắc. Số lượng, chất lượng và tính chất các sản phẩm truyền thông còn hạn chế làm cho một bộ phận xã hội nhận thức chưa đúng tầm quan trọng của vấn đề này. Chưa có nhiều tác phẩm báo chí đề cập một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về vấn đề già hóa dân số và những tác động bất lợi đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước nếu không có chính sách phù hợp. Hoạt động truyền thông cũng chưa thể hiện rõ nét vị trí, vai trò của NCT cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của CTXH trong chăm sóc NCT. Một suy nghĩ khá phổ biến hiện nay là coi NCT như những người thụ hưởng các dịch vụ xã hội thụ động, coi NCT là những người già yếu, là gánh nặng hoặc phụ thuộc…

Già hóa dân số không chỉ tác động tới người cao tuổi mà còn tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Chính vì vậy, để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NCT, vượt qua thách thức của tình trạng già hóa dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống NCT và phát triển bền vững đất nước.

Thu Hương  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm