Thứ sáu, 27/09/2024 19:50     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 03/06/2014 18:46

Đáp án đề thi tốt nghiệp môn Địa lý 2014

Đề thi môn Địa lý năm nay có tới hai câu hỏi về vấn đề biển, đảo, yêu cầu thí sinh giải thích tại sao phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ của Tổ quốc.

Đề thi tốt nghiệp môn Địa lý 2014:


dap-an-de-thi-tot-nghiep-mon-dia-ly-2014-giadinhonline.vn 1

Hướng dẫn đáp án đề thi môn Địa lý 2014

Câu 1 (2,0 điểm)

- Các bộ phận của vùng biển nước ta gồm có: vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Với diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông.
• Vùng nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở.

• Vùng lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, với chiều rộng 12 hải lí.

• Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được qui định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Chiều rộng của vùng lãnh hải nước ta rộng 12 hải lí tính từ ranh giới vùng lãnh hải.

• Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải tạo thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, các nước khác được đặt ống dẫn dầu, cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay…được tự do hoạt động theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

• Vùng thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, có độ sau khoảng 200 m hoặc hơn nữa.
- Biển nước ta là vùng biển rất đa dạng và phong phú về tài nguyên hải sản và khoáng sản, đặc biệt nhiều loại có trữ lượng lớn:
Tài nguyên khoáng sản:
• Dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng lớn và có giá trị cao. Nước ta đã và đang khai thác một số mỏ dầu, trong tương lai việc thăm dò tiếp tục được triển khai nhằm đáp ứng ngày càng lớn nhu cầu về năng lượng của quốc gia và khu vực.

• Khoáng sản Titan với trữ lượng lớn phân bố dọc ven biển, chủ yếu ở Trung Bộ là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp.

• Ngoài ra còn phải kể đến các tài nguyên khoáng sản khác như: cát dùng làm vật liệu xây dựng và cát làm thủy tinh; muối với trữ lượng lớn phân bố dọc khắp bờ biển nước ta.
Tài nguyên hải sản:
• Biển Đông là vùng biển với hệ sinh thái đặc trưng cho hệ sinh thái biển nhiệt đới giàu thành phần loài và năng suất sinh học cao.

• Thành phần loài có: trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, hàng nghìn loài nhuyễn thể và sinh vật phù du…

• Có nhiều loài quý hiếm với giá trị kinh tế cao như: hải sâm, cá ngừ, cá thu, cá trình, tôm hùm…

Câu II (3,0 điểm)
1. Phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù là đảo rất nhỏ của nước ta: Bởi vì các đảo của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước cả về kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng:
Về kinh tế - xã hội:

• Phát triển các nghề truyền thống gắn liền với việc đánh bắt cá, tôm, mực,…, nuôi trồng hải sản: tôm sú, tôm hùm…, cũng như các loại đặc sản: bào ngư, tổ yến…

• Phát triển công nghiệp chế biến hải sản: nước mắm, đông lạnh…

Giao thông vận tải biển.

• Nhiều đảo có ý nghĩa lớn về du lịch.

• Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo.
Về an ninh quốc phòng:
• Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.

• Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
2. - Tình hình sản xuất lúa ở nước ta:
• Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3 triệu ha (2005).

• Năng suất lúa tăng mạnh (hiện nay đạt khoảng 49 tạ/ha/vụ) do áp dụng tiến bộ KHKT, thâm canh tăng vụ...

• Sản lượng lúa tăng từ 11,6 triệu tấn năm 1980 lên 36 triệu tấn năm 1990.

• Từ chỗ sản xuất không đủ nhu cầu trong nước thì đến nay nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (3 – 4 triệu tấn/ năm).

• Lúa được gieo trồng nhiều nhất ở ĐB sông Cửu Long, ĐB sông Hồng và ĐB duyên hải miền Trung.
- Năng suất lúa những năm gần đây tăng mạnh là do:
• Người dân đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật: từ khâu chọn giống di truyền, cho tới sử dụng máy móc trong quá trình trồng trọt;

• Áp dụng các hình thức thâm canh tăng vụ, xen canh gối vụ,...;

• Công tác thủy lợi được đảm bảo;

• Sự quan tâm đầu tư từ chính sách nhà nước.

Câu III (3,0 điểm)
1. Vẽ biểu đồ: Học sinh vẽ biểu đồ cột; Yêu cầu cần đảm bảo được:

- Vẽ chính xác cột ghép trên cùng một hệ trục, mỗi cột thể hiện cho một vùng.

- Chú ý khoảng cách các năm.

- Biểu đồ phải có chú giải và tên biểu đồ đầy đủ.
2. Nhận xét:

• Giá trị sản xuất nông nghiệp của hai đồng bằng (sông Hồng và sông Cửu Long) đều tăng qua các năm (dẫn chứng).

• Trong đó đồng bằng sông Cửu Long có giá trị sản xuất nông nghiệp lớn hơn (dẫn chứng).

• Giá trị sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn (dẫn chứng).

• ĐB sông Hồng: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 24,1 nghìn tỉ đồng năm 2005 lên 29,1 nghìn tỉ đồng năm 2010, và tăng đều qua các năm.

• ĐB sông Cửu Long có giá trị sản xuất cao hơn và tăng nhanh hơn ĐB sông Hồng (dẫn chứng).
Giải thích:
- ĐB sông Cửu Long có nhiều lợi thế hơn ĐB sông Hồng về phát triển nông nghiệp:

• Là vùng đồng bằng lớn nhất cả nước với diện tích khoảng 4 triệu ha và được phù sa màu mỡ bồi đắp.

• Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nguồn nước dồi dào.

• Có vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên; Có nhiều cửa sông, bãi triều.

• Đồng bằng có những thuận lợi nhất định đối với việc phát triển ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn và gia cầm (vịt).

• Là khu vực được nhà nước ưu tiên phát triển nông nghiệp hàng đầu cả nước

- ĐB sông Hồng: Diện tích đất trong nông nghiệp đang bị suy giảm mạnh cả về diện tích và chất lượng do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội diễn ra mạnh mẽ.
Câu IV (2,0 điểm)
1. Quốc lộ 1 đi qua những vùng kinh tế:
• Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

• Vùng ĐB sông Hồng

• Vùng Bắc Trung Bộ

• Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

• Vùng Đông Nam Bộ

• Vùng ĐB sông Cửu Long
2. Quốc lộ 1 là tuyến đường quan trọng nhất trong hệ thông giao thông của nước ta vì:
• Đây là tuyến đường giao thông xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta;

• Là tuyến đường huyết mạch gắn kết các vùng giàu tài nguyên, hầu hết trung tâm kinh tế lớn, các vùng nông nghiệp trù phú;

• Là tuyến đường có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước.

Hà Trang (tổng hợp)

Tags:
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với hiện tượng sạt trượt đất đá tại Cẩm Phả - Quảng Ninh
Cứu sống người đàn ông 50 tuổi bị thủng dạ dày
Người bệnh ghép tim xuyên Việt được ra viện về với gia đình
Tìm thấy 3 cháu bé mất tích tại Kim Sơn - Ninh Bình, bất ngờ về nơi các cháu ở
Học hết cấp 2 vẫn làm bác sĩ phẫu thuật suốt 20 năm
Vinmec phẫu thuật thành công cho bệnh nhân mắc chứng động kinh, dị dạng mạch não hiếm gặp
Người sắp hấp hối thường tiếc nuối điều gì?
Vụ 3 cháu bé mất tích bí ẩn tại Kim Sơn - Ninh Bình: Huy động mọi lực lượng để tìm kiếm
Nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định đời sống tại các vùng bão lũ
Hàng ngàn gia đình tại Thanh Hóa bị ngập lụt
Tin mới nhất về 3 cháu bé mất tích bí ẩn tại Kim Sơn - Ninh Bình
Công bố giải thưởng Human Act Prize 2024, chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'
VinUni trở thành đại học trẻ nhất, tốc độ nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp, báo động II trên sông Mã tại 3 huyện
Nỗ lực hình thành bể hấp thụ carbon từ rừng ngập mặn Cà Mau của Vinamilk
Những chuyến xe chở đầy dinh dưỡng yêu thương hỗ trợ người dân vùng lũ
Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát
Làm cách nào để chung tay cùng “Gieo mầm Thiện tâm” hỗ trợ đồng bào tái thiết sau thiên tai?
Ronaldo chi hàng triệu USD làm từ thiện thế nào?
Thoát chết gang tấc sau lần lỡ dại tiêm filler 'chui'
Xem thêm