Thứ tư, 04/12/2024 11:08     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 11/08/2022 05:30

Đạo hiếu bắt đầu bằng phụng sự cha mẹ

Một người làm nhiều điều sai trái, phạm tội thì dù có chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ hay sửa sang phần mộ của tổ tiên cũng không được coi là người con hiếu thảo.

Khổng Tử từng viết trong Hiếu Kinh: “Hiếu là cái gốc của đức, giáo hóa đức hạnh đều do hiếu sinh ra. Con ngồi xuống, ta nói cho con nghe. Thân thể, da tóc, là nhận được từ cha mẹ, không được hủy hoại, là khởi đầu của hiếu. Lập thân hành Đạo, lưu danh hậu thế, để rạng danh cha mẹ, là tận cùng của hiếu. Đạo Hiếu, bắt đầu bằng phụng sự cha mẹ, tiếp đến là phụng sự quân vương, cuối cùng là lập thân”.

Vài lời ngắn ngủi của thánh nhân đã nói rõ bản chất, mục đích và ý nghĩa của chữ Hiếu.

Bản chất của đạo hiếu

“Hiếu thảo là gốc của đức hạnh” nghĩa là bản chất của đạo hiếu nằm ở nhân từ và đức độ. Người tuân theo đạo hiếu phải là người có lòng nhân từ, người không có lòng nhân từ nhất định sẽ không tuân theo đạo hiếu.

Một người trong nội tâm khuyết thiếu nhân đức thì dù hiếu thảo với cha mẹ, mừng thọ, thờ cúng tổ tiên,… cũng không thể được coi là người có đạo hiếu chân chính.

Khổng Tử có nói: “Thân thể, da tóc là nhận được từ cha mẹ, không được hủy hoại, là khởi đầu của hiếu”. Vì thân sinh ra ta là cha mẹ, nếu thân bị tổn hại thì cha mẹ buồn lòng. Vì vậy, ý nghĩa thực sự của việc chăm sóc thân thể không phải là để bảo vệ làn da mà là mà là bồi dưỡng lòng nhân đức của bản thân, hơn nữa đó chính là tôn trọng và yêu thương bản thân, không gây gổ với người khác, không phạm tội.

dao hieu Giadinhonline

Ảnh minh họa.

Mục đích của đạo hiếu

Khổng Tử nói: “Lập thân hành Đạo, lưu danh hậu thế, để rạng danh cha mẹ, là tận cùng của hiếu”.

Điều này có nghĩa là làm theo đạo hiếu là làm cho mình thành hiền nhân có đạo đức, có học. Câu nói “Phúc đức tại mẫu” còn thể hiện ra việc nghe và làm theo lời dạy bảo lương thiện của mẹ, như vậy cũng đồng nghĩa với việc vinh danh đức hạnh của cha mẹ. Đây mới là mục đích cuối cùng của chữ Hiếu.

Ý nghĩa của đạo hiếu

Ý nghĩa của chữ hiếu nằm ở chỗ “bắt đầu bằng phụng sự cha mẹ, tiếp đến là phụng sự quân vương, cuối cùng là lập thân”. Con người không thể thiếu đức hạnh. Một người có thể giữ được nhân đức trong lòng, thuận theo đạo hiếu, trong gia đình sẽ yêu thương người nhà, hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ và những những người bề trên, họ sẽ không trở thành kẻ nghịch tử bất hiếu.

Trong công việc, họ sẽ là người tận tâm, hết lòng. Đối với bản thân, họ sẽ trở thành một bậc chính nhân quân tử đầu đội trời chân đạp đất, sẽ không trở thành kẻ bại hoại, chỉ biết ăn uống hưởng lạc, nguy hại đến xã hội.

dao hieu Giadinhonline

Ảnh minh họa.

Cảnh giới của đạo hiếu

Khổng Tử chia đạo hiếu thành 4 kiểu hiếu thuận là “Hiếu của bậc thiên tử”, “hiếu của vợ chồng”, “hiếu của kẻ sỹ” và “hiếu của thường dân”.

Về đạo hiếu của bậc thiên tử, Khổng Tử đã nói thế này: “Người yêu thương cha mẹ, thì sẽ không dám làm điều ác với người khác; người kính trọng cha mẹ, sẽ không khinh thường người khác, yêu thương kính trọng là ở việc hết lòng phụng sự cha mẹ, mà việc giáo hóa đạo đức được thực thi cho, làm khuôn mẫu cho bốn biển. Đó là cái hiếu của bậc thiên tử vậy”.

Bậc thiên tử dùng nhân đức để giáo hóa và trở thành tấm gương cho tất cả người trong thiên hạ noi theo. Hiếu của bậc thánh nhân là đạo hiếu dùng lòng nhân từ và tình yêu thương bao la để tạo phúc cho tất cả chúng sinh trong thiên hạ.

Về chữ Hiếu của thường dân, Khổng Tử đã nói: “Dụng Đạo của Trời, phân chia cái lợi của đất, cẩn thận bản thân, tiết kiệm tiêu dùng, để phụng dưỡng cha mẹ, đó là cái hiếu của thứ dân”.

Tuân thủ bổn phận, không được tham lam vô lý, phải siêng năng cần kiệm, hiếu thảo với cha mẹ, đây là đạo hiếu của người bình dân. Nói cách khác, đạo hiếu của người bình dân là hạnh phúc của một người và một gia đình, là đạo hiếu để phụng dưỡng cha mẹ.

Tóm lại, đạo hiếu là cơ sở lập thân, xử thế để trở thành bậc thánh nhân, bậc hiền đức của mỗi người. Đây cũng là nền tảng để gia đình hòa thuận, xây dựng một xã hội hòa bình, bền vững.

-> Đội mưa thắp hương cho cha mẹ trong ngày lễ Vu lan

T. Linh (Theo Secret China)  
Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau
Nhận cay đắng sau 4 năm bán nhà ở quê lên phố sống cùng con gái
5 lỗi phong thủy nhà ở khiến tiền tài tiêu tan, tình duyên lận đận
Tiền tài không vào cửa bẩn, tuyệt đối phải dọn sạch 5 vị trí này trong nhà
Thăm người nhà, bạn bè nằm viện chú ý '3 không, 2 có' để ai cũng vui
4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
5 loại hoa tặng phụ nữ ý nghĩa nhất cho ngày 20/10
Lễ hội Sen Đôn - Ta: Dịp bày tỏ hiếu hạnh của người Khmer
Trồng cây phong thủy trong nhà có tốt không?
Một lần lâm bệnh nhận ra 2 kiểu con cái tàn nhẫn với cha mẹ
Vợ chồng già đối đãi nhau tử tế đến đâu cũng tránh 5 điều cấm kỵ
Cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu an nhàn, không phiền con cháu?
Doanh nhân Nguyễn Bích Hằng: Phụ nữ hiện đại luôn tìm hạnh phúc trong công việc và con cái
Cúng Rằm tháng 7 chú ý điều gì để thành tâm, ý nghĩa?
10 nhà ở gần những nơi này có tới 9 nhà giàu có
Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào đẹp nhất?
Xem thêm