Thứ sáu, 17/05/2024 02:24
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 01/12/2022 18:44

Đạo diễn Nguyễn Thanh Bình mong một ngày cải lương “sống khỏe lại”

Từ bỏ cơ hội làm nghề trên đất Sài Thành, thầy chọn trở về quê hương miền Tây ruột thịt để gắn bó và tiếp tục nuôi dưỡng đam mê. Hữu duyên, tôi được gặp lại thầy trong vai trò là một giảng viên sân khấu, thầy vẫn ở đó, vẫn tiếp tục thắp sáng ngọn lửa nghề, viết tiếp tương lai cho bộ môn cải lương – Đạo diễn Nguyễn Thanh Bình.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình vốn không có truyền thống làm nghề, được cảm nhận lời ca tiếng hát qua chiếc Radio cũ kĩ mà đôi lúc phải dùng tay tác động... mới nghe, thầy giáo Nguyễn Thanh Bình - Giảng viên Khoa Sân khấu – Cải lương, Phó chủ tịch công đoàn trường Cao đẳng VHNT TP Cần Thơ đã nuôi ước mơ từ đó.

20191106_153734

Thầy Bình từng là cựu sinh viên của trường, theo học chuyên ngành sân khấu và đã tốt nghiệp năm 2008 với tấm bằng giỏi. Sau gần 10 năm bôn ba trên đất Sài Gòn - Hậu Giang để theo học và làm việc, thầy trở lại trường hoạt động với vai trò là giảng viên đến nay đã tròn 15 năm.

Ổn định công việc thầy Bình tiếp tục hoàn thiện học vấn với tấm bằng thạc sĩ vừa đạt được vào năm 2020 tại Thủ đô Hà Nội.

20191106_153937

Thầy Bình cùng Hội đồng nghệ thuật khi bảo vệ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành "Lý luận, lịch sử và phê bình Điện ảnh - Truyền hình" năm 2020 tại Trường ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội.

Trải lòng về việc từ chối lời mời làm giảng viên của thầy Nguyễn Công Ninh - Trưởng Khoa đạo diễn tại Trường ĐHSK – Điện ảnh TP.HCM để trở về quê nhà viết tiếp ước mơ, thầy Bình chia sẻ: "Cái lửa nghề thì ở đâu cũng có, riêng tôi lại cảm thấy bản thân chỉ thật sự thoải mái khi được làm việc với tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau làm nghề, và điều đó thì không nơi đâu hơn quê hương mình".

Trong quá trình đi dạy, đi làm nghề, thầy Bình được nhà trường và ban chuyên môn tin tưởng giao việc đạo diễn tại các sân khấu lớn trong khu vực và toàn quốc. Ắt hẳn đó là điều khiến thầy ấy biết ơn và trân quý mảnh đất lành nghề này.

20191106_154143

Thầy Bình làm Tổng đạo diễn Hội diễn các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2019 đưa đơn vị TP. Cần Thơ đi thi ở bảng chuyên nghiệp.

Trong công việc, thầy Bình là người luôn niềm nở, thân thiện với đồng nghiệp, ân cần, nhiệt tình với học trò nên rất được lòng mọi người xung quanh. Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng thầy Thanh Bình có trình độ chuyên môn rất vững và ngọn lửa nhiệt huyết mạnh mẽ với nghề. Với những kiến thức đã học được ở trường, kinh nghiệm đúc kết từ thực tế và những thế hệ đi trước, thầy Bình luôn được đánh giá cao về kiến thức, khả năng truyền thụ cho sinh viên thông qua các tiết hội giảng" - Đồng nghiệp chia sẻ về thầy Bình.

Khi được hỏi về tố chất để trở thành một người đạo diễn giỏi giống như thầy, nụ cười khiêm tốn lại một lần nữa hiện hữu trên nét mặt "khôi hài": "Là đạo diễn, chúng ta phải thật sự hiểu tác phẩm của mình bằng nhiều góc độ khác nhau để có thể xây dựng và định hình cảm xúc đúng đắn cho diễn viên, có như vậy thì người xem mới hiểu. Riêng bản thân tôi, để có được một tác phẩm hay thì trước hết, tôi cần phải cảm được những vấn đề tồn đọng trong cuộc sống này" - Thầy Bình chia sẻ.

Nghệ thuật nói chung và bộ môn sân khấu cải lương nói riêng đều cần một người nghệ sĩ phải biết sống cuộc đời của người khác, biết vui, biết buồn cho những thân phận nổi trôi trong xã hội để mà chia sẻ, cảm thông. Đặc biệt là người làm đạo diễn, không nên xem "nghệ thuật là ánh trăng lừa dối" mà chỉ nên là "những tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than" như nhà văn Nam Cao từng bộc bạch.

Có người cho rằng “Cải lương đang chết trên chính mảnh đất mà nó sinh ra”, riêng thầy Bình lại quả quyết khẳng định "Cải lương không bao giờ chết, có điều trong giai đoạn hiện tại, cải lương chỉ đang “sống chưa khỏe” ". Có nhiều ý kiến mang yếu tố khách quan khiến cải lương “sống chưa khỏe” có thể kể đến như: sự khác nhau trong chất diễn của nghệ sĩ xưa và nay, nguồn kịch bản khan hiếm, không có tác giả giỏi để cho ra sản phẩm chất lượng, xu hướng hiện nay lại xa rơi thực tế, một số tác phẩm mang giá trị hoài cổ, lưu giữ vẻ đẹp của quá khứ đã không còn thu hút so với phim ảnh, công tác quảng bá sân khấu cải lương chưa cao, quên lãng tiếp cận quan điểm thẩm mỹ của giới trẻ ngày nay... Từ đó thấy được, lời khẳng định của thầy Bình là có cơ sở khi cho rằng cải lương chỉ là đang "sống chưa khỏe".

Miền Nam nói chung và vùng đất Cần Thơ nói riêng là một trong những cái nôi sản sinh ra loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương. Hiện trạng ngày nay cho thấy, các vở diễn ngắn rất hút vé bởi cái khán giả cần là nội dung nhanh chóng, gãy gọn, mang tính giải trí cao. Thật ra bản thân cải lương phải là cải cách liên tục, cải lương không phải là sến mà là dùng lời ca, tiếng hát để mã hóa tâm tư bên trong con người một cách có hồn nhất.

Nếu muốn vực dậy loại hình này, có lẽ phải cần sự đồng lòng của cộng đồng yêu nghệ thuật, đặc biệt là bộ môn cải lương nói riêng. Đòi hỏi mỗi cá thể phải có sự cởi mở trong nhận thức, không khuôn phép, đặt để, chú ý thị hiếu của đại chúng. Bên cạnh đó, thầy Bình còn cho rằng cần phải chăm chút từng bộ phận đã tạo nên tác phẩm: kịch bản, diễn viên, âm nhạc, cảnh trí, công tác đạo diễn dàn dựng... thì mới mong bộ môn sân khấu cải lương sớm ngày quật khởi.

Chia sẻ với tôi về kỷ niệm đẹp nhất mà thầy có được trong quá trình đi dạy, thầy Bình lại không giấu nổi phấn khích khi kể về cậu học trò như một niềm vinh hạnh vừa có trong đời. Đó là Xuân Pháp - người học trò từng được thầy Bình cầm tay chỉ lối đến với "tính cách hài - độc". Giờ đây em ấy rất thành công trong bước đầu làm diễn viên không chuyên với một số thành quả nhất định: Huy chương vàng Hội diễn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2019 (AVET); Huy chương bạc Hội thi cải lương không chuyên: Hương Sắc Cửu Long năm 2019...

Được biết Pháp từ trước, cậu học trò nhỏ lúc nào cũng lễ phép, ngoan hiền. Khi tôi hỏi về người thầy mà Pháp kính trọng, ánh mắt em ấy hiền hòa: "Có lúc em đứng ở ngã ba đường, luôn nuôi chấp niệm về một kép chánh nhưng em biết khả năng mình tới đâu... Tưởng chừng sẽ bỏ nghề, chính thầy Bình đã cầm tay chỉ lối, khai sáng tương lai em bằng những định hướng đúng đắn, phù hợp với nghề: Em hãy theo đường con hài - độc thì em sẽ thành công. Em luôn ghi nhớ những kiến thức, kinh nghiệm thầy đã truyền đạt và xem đó làm phương châm để làm nghề sau này" - Pháp xúc động chia sẻ cùng tôi.

20221122_125512

Trước khi chính thức trở thành đạo diễn sân khấu thực thụ, thầy Bình đã có nhiều thành tích tốt trong quá trình liên thông đại học. Năm 2017, thầy ra trường với vở tốt nghiệp mang tên “Chân mệnh”, được tổ nghề ưu ái, vở diễn đó của thầy đã được NSND Trần Ngọc Giàu tạo điều kiện để diễn doanh thu tại nhà hát Trần Hữu Trang.

Dù khai thác góc độ lịch sử của nhân vật Nguyễn Ánh có phần mạo hiểm nhưng tác phẩm của thầy vẫn được hội đồng nghệ thuật chấp nhận và cho điểm cao. Lần đầu tiên, một vở diễn của sinh viên mới ra trường đạt doanh thu cao tại thời điểm đó, đồng thời còn vinh dự mời được NSƯT Quế Trân và Chuông vàng vọng cổ Nguyễn Minh Trường đồng diễn vở kịch này. Ngay sau đó, thầy Bình trở thành một trong 7 sinh viên của ngành đạo diễn sân khấu được công nhận là sinh viên xuất sắc của ngành.

Đối với thế hệ đưa đò trong tương lai, thầy Bình gửi gắm rất nhiều hi vọng. Với thầy, người giảng viên cần phải liên tục cải biến phương pháp dạy học, ra sức tăng cường khả năng thực chiến để mở rộng quan hệ, tạo sân chơi cho học sinh, sinh viên hoạt động bởi "Tôi nhận thấy, cải lương nói riêng và nghệ thuật nói chung đang nợ cuộc đời một lời xin lỗi chân thành. Một tác phẩm nghệ thuật nếu đưa ra vấn đề không phù hợp với thời đại thì tính chân thực đã bị hỏng, người xem sẽ không cảm nhận được, không đạt được sự hòa cảm giữa khán giả và tác phẩm".

photo_2022-09-19_09-12-11

Trở lại đặc thù của người làm đạo diễn, là phải sống cuộc đời của nhiều nhân vật, sống trong những xung đột, mâu thuẫn của xã hội, nếu không tiếp cận xã hội thì sẽ không có được những tác phẩm phù hợp với thị hiếu của con người thời đại. Chính vì thế, thầy cô cần phải dành thời gian để đầu tư kiến thức, người làm nghệ thuật cần nên hòa vào tất cả nỗi trăn trở của con người thời đại bởi "Không phải người giàu lúc nào cũng vui mà cũng không phải người nghèo lúc nào cũng buồn".

Thế hệ đưa đò cần phải mạnh dạn khai thác những góc khuất đó, tất nhiên là không bỏ qua những đặc trưng vốn có của nghệ thuật truyền thống mà là phải tìm cách khai thác, cải cách nó cho phù hợp với nhu cầu hiện đại, đó là công việc mà bản thân người thầy, người đạo diễn cần phải học tập và xây dựng để viết tiếp ước mơ cho thế hệ đưa đò trong tương lai.

Phùng Thảo  
  • Tin liên quan
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Acecook Việt Nam tiếp tục đồng hành tuyên truyền an toàn thực phẩm và dinh dưỡng đúng cách
Hơn 130 phụ huynh Hải Phòng được tư vấn về chăm sóc SKSS vị thành niên
Sản phụ sốc phản vệ sau khi uống thuốc hạ huyết áp
Phẫu thuật nội soi thành công cho cụ ông 75 tuổi bị u tiền liệt tuyến
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Gần 150 golfer Hà Tĩnh đấu giá 2 vật phẩm hơn 350 triệu đồng gây Quỹ Tấm lòng Vàng
Khởi động hành trình Trái tim cho em 2024: Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Cứu sống cụ ông 75 tuổi mắc nhiều bệnh nền nguy kịch
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Xem thêm