Thứ ba, 29/10/2024 17:18     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 26/10/2017 15:37

Đại gia Khải Silk, người bán khăn cao cấp gắn mác "Made in China" là ai?

Khải Silk là cái tên đang được dư luận quan tâm sau khi vụ việc những chiếc khăn từ thương hiệu này vỡ lở vì gắn mác "Made in China".

Khải Silk là ai?

Khải Silk tên thật là Hoàng Khải sinh năm 1964 tại Hà Nội, là con trai cả trong một gia đình có cửa hàng thêu trên phố Hàng Gai, Hà Nội. Tuổi thơ trong ký ức của ông là những ngày tháng cơ cực khi “chiều chiều lọc cọc đạp ngoáy mông trên chiếc xe đạp cà tàng đi học nhạc chỉ ước một que kem cốm Tràng tiền. Có hôm đi học tiếng Anh trời mưa, Mẹ thương cho 5 xu đi tàu điện, mua luôn que kem ăn, rồi nhảy tàu trốn vé".

Bước ngoặt cuộc đời diễn ra vào giai đoạn Hoàng Khải 25 tuổi. Ông quyết định bỏ học Nhạc viện và thành lập cửa hàng Khải Silk đầu tiên trên phố Hàng Gai với mong muốn đưa những sản phẩm lụa tơ tằm chất lượng cao của Việt Nam đến tay bạn bè quốc tế.

“Một lần vô tình nghe một người bạn nước ngoài làm việc và sống tại Hà Nội hỏi chuyện, muốn tìm mua lụa tơ tằm mang về nước làm quà để tặng người thân, vì những năm 80 ở Hà Nội, rất khó có thể tìm được những món quà có ý nghĩa”.

“Tôi nghĩ tại sao mình không đi tìm những nơi sản xuất lụa tơ tằm về, để mở cửa hàng bán cho những người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam và khách du lịch”, ông Hoàng Khải chia sẻ về ý tưởng kinh doanh đầu tiên của mình với báo chí.

Định vị phân khúc khách hàng cao cấp, lại là người đi tiên phong trên trị trường nên thương hiệu lụa Khaisilk nhanh chóng gặt hái thành công. Từ cửa hàng hàng đầu tiên mở năm 1989, vị doanh nhân gốc Hà Nội đã gia tăng sự hiện diện của Khaisilk tại những khu vực nổi tiếng như Đồng Khởi (TPHCM) hay khách sạn Intercontinental Peninsula Đà Nẵng và JW Marriott Phú Quốc.

Nhờ số vốn tích lũy từ hoạt động kinh doanh tơ lụa, Hoàng Khải bắt đầu “lấn sân” sang hoạt động kinh doanh bất động sản. Vị doanh nhân này khá có duyên khi đầu tư vào một trong những resort nghỉ dưỡng cao cấp tại Hội An vào những năm cuối thập niên 90 sau đó bán lại và thu lời.

Giai đoạn những năm 2000, ông chủ Tập đoàn Khải Silk quyết định Nam tiến, mở rộng hoạt động vào TP.HCM. Tại đây, bên cạnh hoạt động kinh doanh bất động sản mà nổi bật là thương vụ biến Phú Mỹ Hưng từ vùng đầm lầy hoang sơ thành “khu vực đáng sống” của Sài Gòn, ông Khải còn thử sức trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng cao cấp và trung tâm thương mại.

Sau quãng đường gần 30 năm lăn lộn trên thương trường, ở tuổi 53, ông Hoàng Khải hiện sở hữu khối bất động sản có giá trị hàng triệu USD. Nổi bật là tòa lâu đài màu trắng Tajmasago trị giá 15 triệu USD nằm tại bờ hồ bán nguyệt của khu đô thị Phú Mỹ Hưng, đã từng được nhắc đến trong tạp chí Forbes phiên bản tiếng Việt.

khai-silk

Khải Silk là ai đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm (Ảnh: Trí thức trẻ)

Lâu đài được thiết kế theo dáng dấp của ngôi đền cổ Taj Mahal, gồm 19 phòng, mỗi phòng được thiết kế hoàn toàn khác biệt nhưng vẫn tuân theo 2 gam màu chủ đạo là trắng và đen,. Điểm đặc biệt nữa của tòa lâu đài này là trong khuôn viên vườn chỉ trồng 1 loài cây duy nhất là huyết dụ.

Ngoài tòa lâu đài trên, khối bất động sản của ông chủ Tập đoàn KhaiSilk còn bao gồm trung tâm thương mại và giải trí "Sài Gòn Paragon" thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu với số vốn đầu tư lên tới 35 triệu USD.

Chuỗi nhà hàng cao cấp như Charm Charm, Nam Phan, Khai’s Brothers...cũng là một phần trong danh sách tài sản khá đình đám của ông Hoàng Khải.

Trong tháng 10 này, doanh nhân Hoàng Khải đã khởi công xây dựng dự án cao ốc The Khai tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng với tổng vốn đầu tư 19 triệu USD. Ngay cạnh đó, dự án The Price cao 20 tầng cũng đang được triển khai. Đây được đánh giá là những “tuyệt phẩm kiến trúc” trong khu vực khi một bên được thiết kế như một dải lụa mềm mại còn một bên là những quyển sách chồng lên nhau.

Một điều ít người biết là dù không có tên trong hội chơi siêu xe, nhưng ông Khải lại có bộ sưu tập rất nhiều siêu xe nổi tiếng. Ông là người đầu tiên ở Việt Nam bỏ ra 1 triệu USD để sở hữu chiếc siêu xe đắt giá Rolls-Royce Phantom vào năm 2007. Ngoài ra, bộ sưu tập của vị doanh nhân này còn có sự góp mặt của các thương hiệu lớn như Range Rover, Jaguar, Audi Q7, BMW series 7, Mercedes S500 đời 2016... với giá bán từ 3,5 - 6 tỷ đồng.

Khi được hỏi quan điểm về sự giàu có, ông đã từng thẳng thắn chia sẻ: “Tiền tài, địa vị và danh vọng có đủ mà thiếu đi tình thương của những người thân và con cháu trong gia đình, thì những người đó chưa bao giờ được gọi là thành công trong cuộc sống. Của cải và vật chất Hoàng Khải cũng đã làm ra được nhiều, cũng có thể nó không theo mình suốt cả cuộc đời, nhưng có những thứ tôi vẫn hàng ngày vun đắp. Đó là những tình cảm bạn bè, anh em và mẹ con, cùng với những người thân trong gia đình”.

Sự cố khăn lụa "made in China" và lời xin lỗi của Hoàng Khải

Những ngày vừa qua, khăn lụa mang thương hiểu nổi tiếng Khaisilk bị nhiều khách hàng tố có tới 2 nhãn mác, một là "Made in China" và một là "Made in Vietnam". Trước sự cố này, doanh nhân Hoàng Khải đã công khai thừa nhận và xin lỗi khách hàng. Theo ông, việc nhập lụa Trung Quốc để bán lẫn với lụa Việt Nam đã có từ lâu, xuất phát vào giữa những năm 90, khi Khaisilk không tìm đủ nguồn hàng trong nước.

Khi đó, chính ông Khải đã sang Trung Quốc nhập hàng về vì nghĩ đơn giản rằng "các thương hiệu lớn của nước ngoài đặt hàng, may sản phẩm tại Trung Quốc vẫn bán với thương hiệu của họ thì mình có thể đặt hàng may tơ lụa Trung Quốc về bán với thương hiệu Khaisilk mà không làm rõ xuất xứ hàng hóa".

Ông Khải cũng cho biết, tập đoàn của ông đã phát triển thành tập đoàn đa ngành khiến ông lúng túng trong khâu quản lý và đặc biệt là mảng lụa tơ tằm chỉ còn đóng góp rất nhỏ trong tỷ trọng doanh thu nên ông lơ là, thiếu kiểm tra giảm sát. Thế nhưng, Hoàng Khải vẫn khẳng định, dù là hàng nhập từ Trung Quốc, lụa bán tại đây không phải là sản phẩm kém chất lượng, bởi hàng bán ở Khaisilk luôn được duyệt kỹ mẫu mã, chất lượng, đạt yêu cầu mới nhập.

Tuy nhiên, khách hàng không đồng ý với cách giải thích thiếu thuyết phục nói trên và tiếp tục khiếu nại gây xôn xao dư luận. Được biết, số khăn tay lụa tơ tằm Việt Nam thương hiệu Khaisilk có giá 644.000 đồng/chiếc.

Phương Vũ  
Người dân Hà Nội mặc áo ấm đón gió lạnh đầu mùa
Chuyến bay Vietjet khởi hành sớm chuyển trái tim cứu sống nam thanh niên
Cuộc sống ở ngôi làng lạnh nhất thế giới, nhiệt độ xuống tới âm 71 độ C
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 29/10/2024
Không khí lạnh Hà Nội kéo dài bao lâu?
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu điều hành Tỉnh ủy Nghệ An
Kỷ niệm 70 năm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc tại Thanh Hóa
Hàng không Việt Nam tăng nhiều chuyến bay sau bão Trà Mi
Bộ Thông tin và Truyền thông tri ân, tặng Kỷ niệm chương cho các cựu giảng viên báo chí Thụy Điển
Thông báo tìm giấy tờ
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 28/10/2024
 Nhà ăn chay 0 đồng hỗ trợ 200 suất ăn mỗi ngày cho người nằm viện
Tin mới nhất về bão số 6 TRAMI: Đi sâu vào đất liền rồi vòng ra biển Đông
 Phát hiện ung thư thực quản khi vào viện khám đau bụng
Loại bỏ khối u nang buồng trứng nặng gần 10kg cho cụ bà 85 tuổi
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 27/10/2024
Bộ Chính trị điều động, chỉ định ông Vũ Đại Thắng giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
Bão số 6 TRAMI tăng cấp, nước dâng cao, đê kè nguy cơ sạt lở
Xác định 2 đội bóng khu vực phía Nam dự vòng chung kết Press Cup năm 2024
Hàng chục hộ gia đình ở Thanh Hóa trắng tay sau vụ vỡ 'hụi' chục tỷ đồng
Xem thêm