Thứ hai, 25/11/2024 06:56     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 06/07/2014 08:22

Đã ngừa viêm não Nhật Bản vẫn có thể viêm màng não

Viêm màng não và viêm não Nhật Bản là hai bệnh khác nhau, dù đã chích ngừa viêm não Nhật Bản thì trẻ vẫn có thể bị viêm màng não.

Nếu không cấp cứu kịp, bé có thể tử vong hoặc để lại di chứng như điếc, mù, động kinh, yếu liệt tay chân...

Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, hiện tiếp nhận điều trị 4 bệnh nhi viêm màng não là hai cặp anh em. Đây là lần đầu khoa tiếp nhận hai đôi anh em ở cùng nhà cùng bị viêm màng não.

Trường hợp này khá hiếm vì viêm màng não không giống sởi, thủy đậu..., không thể lây cùng nhau trong một gia đình, vì thế phải có nguồn lây đặc biệt. Căn cứ vào dịch tễ và triệu chứng thì rất có thể các bé bị viêm não do virus. Các bác sĩ đang lấy mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết, điều quan trọng phụ huynh cần biết là viêm màng não và viêm não Nhật Bản là hai bệnh khác nhau.

Dù đã chích ngừa viêm não Nhật Bản thì trẻ vẫn có thể bị viêm màng não và dù đã chích ngừa HIB thì trẻ vẫn có thể bị viêm màng não vì viêm màng não có thể do nhiều loại vi trùng và siêu vi trùng gây ra.

Theo bác sĩ Khanh, viêm màng não là bệnh viêm nhiễm của màng não, nguyên nhân gây bệnh có thể là vi trùng hay siêu vi trùng. Các vi trùng hay siêu vi trùng gây bệnh này thường từ vùng tai mũi họng bị viêm nhiễm đi vào màng não và gây viêm. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, nhưng trẻ lớn và người lớn cũng có thể mắc.

Bệnh có thể gặp quanh năm, hay gặp nhiều sau những đợt dịch cảm cúm. Viêm màng não là loại bệnh nặng cần được điều trị cấp cứu, nếu không hoặc điều trị trễ bệnh có thể gây tử vong hay để lại di chứng như điếc, mù lòa, động kinh, yếu liệt tay chân hay nặng hơn trẻ không còn nhận biết được người thân dù đã điều trị khỏi bệnh. Nếu điều trị kịp thời trẻ sẽ khỏi bệnh và hoàn toàn bình thường.

Dấu hiệu của bệnh viêm màng não có thể xuất hiện rất nhanh ngay trong ngày đầu tiên của bệnh hay xuất hiện sau một vài ngày sốt, ho, sổ mũi bằng các triệu chứng như sau:

- Trẻ lớn: sốt cao, than đau đầu, đau gáy, ăn kém, nôn ói, cổ cứng.

- Trẻ nhỏ: sốt cao, bỏ bú, biếng chơi, ngủ nhiều, nôn ói, cổ cứng, trẻ còn thóp có thể thấy thóp phồng căng.

- Riêng trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể không sốt mà chỉ có biểu hiện bỏ bú, khóc thét hay ngủ nhiều.

- Khi nặng hơn trẻ sẽ bị động kinh, co giật, li bì, hôn mê.

Các triệu chứng trên sẽ xuất hiện ngày càng nặng hơn nếu không được điều trị.

Diễn tiến của bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân là vi trùng bệnh sẽ gây tử vong hay để lại di chứng nặng khi trẻ không được điều trị kịp thời, còn nếu nguyên nhân là siêu vi trùng thì đa số trẻ sẽ tự khỏi cũng như các trường hợp nhiễm siêu vi trùng khác (như nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp gây ra cảm cúm, ho, sổ mũi; nhiễm siêu vi trùng đường tiêu hóa gây ra tiêu chảy, ói).

Bệnh viêm màng não dù do nguyên nhân vi trùng hay siêu vi trùng đều cần điều trị và theo dõi tại bệnh viện để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng.

Ngoài ra, để có thể biết được viêm màng não là do vi trùng hay do siêu vi trùng thì cần phải làm những xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm nước màng não (nước não tủy) và theo dõi cẩn thận tại bệnh viện. Một số phụ huynh không đồng ý cho bác sĩ lấy nước màng não xét nghiệm có thể gây chậm trễ cho việc chẩn đoán bệnh.

Để điều trị khỏi và không có di chứng một trẻ mắc bệnh viêm màng não do vi trùng (còn gọi là viêm màng não mủ) thì cần phải cho trẻ nhập viện sớm, sử dụng kháng sinh mạnh và phải nằm viện nhiều ngày, trong khi viêm màng não do siêu vi trùng thì không cần thiết phải điều trị kháng sinh và thời gian theo dõi điều trị tại bệnh viện cũng chỉ kéo dài từ 3 đến 5 ngày.

da-ngua-viem-nao-nhat-ban-van-co-the-viem-mang-nao-giadinhonline.vn 1

Bệnh nhi nhập viện điều trị viêm não Nhật Bản tại BV Nhi đồng 1, TP HCM

Để phát hiện kịp thời bệnh viêm màng não mủ phụ huynh nên mang trẻ đến bác sĩ khám khi có các dấu hiệu nghi ngờ như: sốt cao, nôn ói, đau đầu, bỏ ăn, bỏ bú, biếng chơi, thóp phồng và cần mang trẻ đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu bệnh nặng như: co giật, li bì, hôn mê.

Bác sĩ Khanh khuyến cáo, đối với trẻ có triệu chứng nghi ngờ viêm màng não mà chưa thể đến khám được thì việc điều trị tại nhà chủ yếu là hạ sốt bằng Paracetamol và quan trọng nhất là theo dõi tình trạng bệnh của trẻ, nếu trẻ bị viêm màng não thì các triệu chứng sốt, nôn ói, đau đầu, biếng ăn, biếng chơi sẽ diễn biến ngày càng nặng hơn.

Do đó khi thấy các triệu chứng trên không giảm sau một ngày hay mỗi lúc mỗi nặng hơn thì nên mang trẻ đến bệnh viện ngay.

Vì bệnh viêm màng não là bệnh rất nguy hiểm và điều trị rất tốn kém nên việc phòng bệnh là rất quan trọng. Để phòng ngừa bệnh viêm màng não nên giữ ấm cho trẻ, chăm sóc tốt trẻ những lúc thời tiết thay đổi và nhất là lúc có dịch cảm cúm xảy ra.

Cần điều trị kịp thời, tránh để trẻ bị viêm mũi họng kéo dài cũng như cần điều trị ngay khi trẻ bị chảy mủ tai.

Khi có điều kiện nên cho trẻ chích ngừa văcxin phòng viêm màng não do HIB (Hémophillus influenza type B). Đây là loại vi trùng gây trên 70% các trường hợp viêm màng não ở trẻ em. Có thể bắt đầu chích ngừa cho trẻ lúc 2-3 tháng tuổi hay bất kỳ thời điểm nào ở trẻ dưới 5 tuổi theo lịch sau:

- Trẻ từ 2 tháng đến 6 tháng: Chích 3 liều mỗi liều cách nhau một tháng, có thể chích nhắc lại lúc 18 tháng.

- Trẻ từ 7 tháng đến 11 tháng: Chích 2 liều cách nhau một tháng, có thể chích nhắc lại lúc 18 tháng.

- Trẻ từ 12 tháng đến 14 tháng: Chích một liều và chích nhắc lại một liều lúc 18 tháng.

- Trẻ 15 đến 59 tháng: Chích một liều duy nhất.

Trẻ trên 5 tuổi không cần thiết phải chích ngừa loại văcxin này vì vi trùng này rất ít khi gây viêm màng não mủ ở trẻ trên 5 tuổi.

Theo Vnexpress.net

Tags:
Đau vướng, khó chịu khi ăn uống, đi khám phát hiện điều không ngờ ở lưỡi
Cô gái trẻ nhập viện sau chầu nhậu liên hoan
Cuộc sống thấp thỏm của 40 gia đình công nhân trong nhà tập thể dột nát
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết
Đêm trong rừng Cúc Phương
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Chung tay 'tô cam' cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới
Đẩy mạnh việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Xem thêm