Thứ bảy, 18/05/2024 15:51
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 25/09/2018 09:18

Cứu sống bệnh nhân 76 tuổi người Úc bị nhồi máu cơ tim cấp

Khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh vừa cấp cứu thành công cho một người bệnh lớn tuổi đến từ nước Úc bị nhồi máu cơ tim cấp.

Cứu sống người nước ngoài lớn tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp

Ông J.M. (76 tuổi, Úc) nhập viện Đại học Y Dược Tp.HCM trong tình trạng nhập viện trong tình đau ngực trái dữ dội, khó thở, không thể nằm, tụt huyết áp… do nhồi máu cơ tim cấp.

Theo TTXVN, trước đó, ông J.M. đã đặt stent thông mạch nhưng chủ quan không đi tái khám định kỳ mà chỉ uống lại toa thuốc cũ suốt nhiều năm qua.

Ngay khi nhập viện, các bác sĩ đã nhanh chóng tiêm các loại thuốc trợ tim nhằm nâng huyết áp và điều trị suy tim. Sau đó, bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy và chụp mạch vành cấp cứu.

cuu

Hiện sức khỏe của ông J.M. đã hồi phục. (Ảnh: Gia Đình Mới)

Kết quả chụp mạch vành, hệ động mạch vành của bệnh nhân J.M. có những tổn thương nặng, vô cùng phức tạp. Những đoạn mạch máu bên trái đã đặt stent cách đây 10 năm của bệnh nhân bị tái hẹp, xuất hiện nhiều tổn thương mới ở cả động mạch vành bên trái và phải.

Chia sẻ với VnExpress, bác sĩ Trần Hòa, Phó Trưởng Khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết việc điều trị cho người bệnh này rất phức tạp vì nhiều lý do như lớn tuổi, thừa cân, có nhiều bệnh phối hợp, đã từng bị nhồi máu cơ tim.

"Sau khi can thiệp động mạch vành, người bệnh vẫn còn có thể xảy ra các nguy cơ tái nhồi máu cơ tim, các stent đã đặt có thể bị tái hẹp hoặc tắc gây đau ngực tái phát. Ngoài ra, người bệnh có thể bị diễn tiến suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não", bác sĩ nói.

Bác sĩ Hòa cho biết, việc tuân thủ điều trị là mấu chốt quan trọng để phòng tránh bệnh tái phát. Trong đó gồm có:

- Người bệnh phải thay đổi lối sống phù hợp với bệnh lý tim mạch: tuyệt đối không hút thuốc lá, tập luyện thể lực thường xuyên, chế độ ăn giảm mỡ, giảm mặn...

- Điều trị các bệnh lý đi kèm như đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá lipid trong máu. Đây cũng là những yếu tố làm xơ vữa động mạch và gây hẹp hệ thống động mạch trong cơ thể.

- Quan trọng nhất, người bệnh phải đi tái khám định kỳ theo hẹn. Sau đặt stent, bắt buộc bệnh nhân phải uống các thuốc kháng tiểu cầu để phòng ngừa tắc stent. Việc tái khám định kỳ để các bác sĩ theo dõi và phát hiện sớm các tình trạng tái hẹp lại của các stent, theo dõi chức năng tim, chức năng thận và điều chỉnh các thông số sinh học khác.

-> Cảnh báo tình trạng trẻ nhỏ mắc bệnh viêm khớp

Video: Ngồi xổm khi đi vệ sinh, nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu (Nguồn: VTC 14)

Phương Vũ (T/H)  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm