Thứ bảy, 23/11/2024 03:55     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 31/07/2024 15:00

Cuộc sống chật vật của hàng nghìn gia đình trong "rốn lũ" tại Hà Nội

Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, nhiều điểm ở ngoại thành Hà Nội bị ngập nặng, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông, sinh hoạt và sản xuất của hàng nghìn người dân trên hai địa bàn Quốc Oai và Chương Mỹ.

Sáng 31/7, đại diện Công an TP Hà Nội cho biết, các huyện Chương Mỹ và Quốc Oai vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ. Hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu trong nước vẫn đang cần được hỗ trợ, di dời.

Theo đại diện Công an TP Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, huyện Chương Mỹ có 24 thôn, xóm bị ngập, trong đó 1.343 hộ bị ngập từ 0,5 - 2m; 1.501 hộ bị ngập lối đi. Trong đó, khoảng 1.000 hộ dân ở vùng ngập sâu, nguy hiểm, thuộc diện có nguy cơ phải sơ tán gấp.

Nhiều khu vực ở huyện Chương Mỹ vẫn chìm sâu trong nước. Ảnh: Nguyễn Bích.

Thôn Nam Hải (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) được coi là rốn lũ của huyện bởi ngập lụt là câu chuyện gần như năm nào cũng xảy ra tại đây. Tuy nhiên, ngập lụt chưa năm nào kéo dài như năm nay, hiện hơn 100 hộ dân vẫn bị ngập trong nước.

Công an huyện Chương Mỹ đã huy động lực lượng cùng chính quyền địa phương hỗ trợ di dời tài sản và sơ tán người dân đến nơi an toàn. Bên cạnh đó, công an cũng bơi thuyền đến từng nhà để tiếp tế nhu yếu phẩm, mì tôm, sữa… để giảm bớt khó khăn trước mắt cho nhân dân.

Ngoài đảm bảo nguồn nhu yếu phẩm đầy đủ tới các hộ dân, Công an huyện Chương Mỹ và công an các xã trên địa bàn vẫn đảm bảo công tác an ninh trật tự, bảo vệ tài sản cho người dân, tránh việc trộm cắp, nhất là khu vực người dân đang sơ tán.

Để phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ, Công an huyện Chương Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể tổ chức ứng trực 24/24 giờ, sẵn sàng ứng phó, kịp thời cứu nạn, cứu hộ.

Các chiến sĩ công an chèo thuyền mang thực phẩm đến tiếp tế cho người dân.

Còn trên địa bàn huyện Quốc Oai, tính đến 7h ngày 31/7, 6 xã bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ngập úng là: Cấn Hữu, Phú Cát, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Đông Yên; Ngọc Liệp, với 606 hộ, 2.781 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Trong đó 160 hộ bị ngập sâu (xã Cấn Hữu có 140 hộ, xã Đông Yên có 19 hộ). Các hộ khác bị ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt do bị ngập sân cổng đi lại gồm: xã Phú Cát 64 hộ; xã Liệp Tuyết 143 hộ; xã Tuyết Nghĩa 164 hộ; xã Ngọc Liệp 76 hộ.

Các khu vực bị ngập này vẫn được duy trì và cấp điện đầy đủ an toàn và đều được cấp nước sạch từ Công ty TNHH Đồng Tiến thành (nước sạch Sông Đà).

Ngoài ra, do ảnh hưởng của mưa lũ đã làm ngập 789 ha diện tích cây trồng nông nghiệp, trị giá khoảng 23,67 tỷ đồng. Trong đó có 609 ha lúa; 52 ha cây màu, 128 ha cây ăn quả; ngập 240 ha thủy sản (ước tính thiệt hại 780 tấn thủy sản, trị giá khoảng 19,5 tỷ đồng); bị chết và cuốn trôi 11.120 gia cầm, thủy cầm (trị giá khoảng 5,04 tỷ đồng). Tổng giá trị thiệt hại ước tính 48,17 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tại các tuyến đê bị sạt lở hay bị tràn, UBND huyện đã huy động lực lượng tại chỗ và dân quân cơ động đắp chống tràn; phối hợp Hạt quản lý đê số 13 và các xã, thị trấn có vị trí gặp sự cố tiếp tục theo dõi, đặt biển cảnh báo sự cố tại từng vị trí sạt trượt; tuyên truyền cảnh báo cho nhân dân trong khu vực, hạn chế xe có tải trọng lớn qua lại. Nếu diễn biễn các điểm sạt trượt này có nguy cơ mất an toàn đê, UBND huyện sẽ tổ chức xử lý giờ đầu theo phương châm "4 tại chỗ".

Các chiến sĩ công an mang mì tôm đến tận nhà cho người dân vùng lũ. Ảnh: Nguyễn Bích

Để khắc phục hậu quả mưa lũ và đảm bảo đời sống nhân dân, UBND huyện Quốc Oai đã huy động 3.890 người và 156 phương tiện tham gia khắc phục mưa lũ; sử dụng hơn 3 nghìn m3 đất cát; trên 38 nghìn bao tải; 320 m2 bạt ngăn lũ… Đồng thời, UBND huyện, Mặt trận Tổ quốc huyện và các đoàn thể đã tổ chức hỗ trợ 160 suất quà cho các hộ bị ngập sâu gặp khó khăn, trong đó mỗi hộ 20 kg gạo, 3 thùng mỳ tôm, nước uống 3 bình nước 20 lít và đang tiếp tục hỗ trợ các hộ còn lại ít bị ảnh hưởng. Thành đoàn Hà Nội đã hỗ trợ huyện 1 xuồng hơi, 100 thùng mỳ tôm, 400 thùng nước và 2.000 áo mưa.

Đối với trường hợp nam công nhân sinh năm 1968 có hộ khẩu thường trú xã Hòa Thạch, làm việc tại Công ty nước VillaHN thôn Đồng Chằm bị mất do mưa lũ, huyện, xã đã tổ chức động viên thăm hỏi hỗ trợ 10 triệu đồng và bảo hiểm xã hội chi trả 28 triệu đồng; đối với hộ bà Nguyễn Thị Thìn bị sập nhà do sạt lở đất tại xã Phú Mãn được UBND huyện, xã động viên thăm hỏi và hỗ trợ 30 triệu đồng và đang tiếp tục xã hội hóa để hỗ trợ thêm cho gia đình.

PV  
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết
Đêm trong rừng Cúc Phương
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Chung tay 'tô cam' cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới
Đẩy mạnh việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Xem thêm