Thứ hai, 25/11/2024 09:50     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 26/08/2020 11:30

Còn nghèo khó đừng nên chỉ giáo người khác

Khi còn nghèo khó, hãy biết dựa vào chính mình để vươn lên, đừng nên chỉ giáo người khác, đừng làm việc quá sức cũng đừng cầu cạnh sự thương hại.  

Đừng nên chỉ giáo người khác

Trong đối nhân xử thế, chúng ta có thể động lòng nhau bằng một câu nói cũng có thể đánh mất tình bạn vì những lời nói không đúng mực.

Khi cuộc sống còn bấp bênh, còn trong cảnh nghèo khó, bấn túng, đừng nói năng tùy tiện. Khi một người đang trong nghịch cảnh, đến miếng cơm manh áo của bản thân còn chưa lo được thì dù nói ra điều gì cũng không ai tin tưởng.

Trên thực tế, khi người ta còn nghèo, hãy lắng nghe và cảm nhận nhiều hơn thay vì chỉ giáo người khác.

Dân gian có câu: “Người nghèo sống ở thành phố sầm uất không ai hỏi han, còn người giàu sống nơi thâm sâu ai cũng biết đến”.

bai hoc cuoc song Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa.

Dù là tham gia buổi tụ tập bạn bè hay đàm phán, hợp tác với người khác, những người nói to và hài hước thường là người giàu có, quyền quý, dù có nhiều khuyết điểm họ vẫn được bỏ qua. Còn người nghèo, người kém cỏi hay nói ồn ào sẽ chỉ khiến người xung quanh khó chịu.

Vì vậy, khi cuộc sống chưa dư giả, hãy cố gắng quản lý miệng của mình càng nhiều càng tốt, điều này sẽ để lại ấn tượng tốt cho người khác.

Nếu một người không có địa vị xã hội, đừng thuyết phục người khác, vì họ có thể không tin những gì bạn nói.

Làm bất cứ việc gì trước hết phải có năng lực, sau mới có thành tích thì mới có tự tin, chỉ những gì bạn nói ra mới được người khác công nhận. Nếu bạn không nổi bật, những gì bạn nói sẽ bị coi là khoe khoang.

Đừng làm những việc quá sức

Thực tế nhiều người thiếu năng lực bản thân nhưng lại luôn muốn chiếm vị trí cao, kết quả là làm việc gì cũng lộn xộn, tự đưa mình vào tình thế nguy hiểm.

Trong thời đại cạnh tranh, ai cũng nên tích lũy năng lượng, là rồng ẩn mình, có như vậy mới gặp được quý nhân trong cuộc đời và thành đạt trong sự nghiệp. Bạn cần phải biết thực lực của mình, đồng thời không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để có thêm cơ hội và năng lực. Như vậy mới từng bước tiến bộ.

Đừng vội cầu cứu người thân

“Người nghèo đừng tìm người thân, ngựa yếu đừng vào binh trại”. Khi bạn nghèo, coi thường bạn đầu tiên không ai khác chính là những người thân thiết nhất của mình.

bai hoc cuoc song Giadinhvietnam (1)

Cầu cạnh người khác không bằng cầu cạnh chính mình (Ảnh minh họa)

Anh em ruột thịt sẽ có những lúc đồng tình, gần gũi, gắn bó với nhau. Nhưng không phải lúc nào bạn gặp khó khăn cũng có thể dựa dẫm, nhờ cậy họ. Khi hoạn nạn, phải tự tìm cách giải quyết, không nên nhờ vả.

Cuộc sống có nhiều điều khắc nghiệt, tàn nhẫn nhưng rồi bạn sẽ nhận ra làm gì cũng nên dựa vào chính mình, mọi việc tự nhiên sẽ thuận lợi.

-> Có một thứ đáng sợ hơn nỗi đau

Thùy Linh  
Khi mẹ là cô giáo
Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch
Nhận bài học phũ phàng sau buổi họp lớp tuổi trung niên
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Đức Phật dạy điều gì về cách kiếm tiền và tiêu tiền?
Doanh nhân nghĩ lớn và làm khác
Bữa tối 'bất ổn' vì… Pickleball
Đi qua lũ lụt để thấy yêu thương những điều bình dị
Sếp và bạn thân cùng lúc mượn xe, bạn sẽ cho ai?
Fake news, câu like giữa tâm lũ: Việc làm của những kẻ vô lương tâm
Ai là người hạnh phúc nhất?
Đâu là hạnh phúc của con trẻ?
Một lần ngồi khoang hạng nhất
Điểm 10 môn Văn: Học sinh giỏi hay 'điểm của thầy'?
Quả báo thường xuất hiện sau tuổi 50
Những đứa trẻ… smartphone
Cuộc sống ra sao khi không MXH, điện thoại, tiệc tùng?
Những đứa trẻ nhất định không được sinh ra trong tháng 'cô hồn'
10 điều cấm kỵ trong đối nhân xử thế, phạm phải đen đủi đủ đường
Sống nửa đời người để học cách làm 4 điều đơn giản trong cuộc sống
Xem thêm