Thứ hai, 25/11/2024 09:03     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 13/06/2021 10:57

Cơ tim giãn - Bệnh lý nguy hiểm và những dấu hiệu nhận biết

Bệnh cơ tim giãn là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như suy tim, rối loạn nhịp tim...

Bệnh cơ tim giãn là gì?

Theo ThS.BS Phạm Văn Hùng - Bác sĩ can thiệp Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết: "Bệnh cơ tim giãn là hội chứng giãn thất trái với sự gia tăng khối lượng tâm thất chủ yếu là tâm thất trái với rối loạn chức năng tâm thu hay tâm trương mà không có tổn thương nguyên phát màng ngoài tim, van tim hay thiếu máu cơ tim.

Bệnh cơ tim giãn thường bắt đầu từ tâm thất trái - buồng bơm chính của tim. Tâm thất trái giãn ra, sau đó là to toàn bộ các buồng tim. Khi các buồng tim giãn ra, cơ tim không co bóp bình thường và không thể bơm máu tốt như tim khỏe mạnh".

Bệnh cơ tim giãn cũng có thể dẫn đến các vấn đề về van tim, rối loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường) và cục máu đông trong tim (do sự ứ trệ trong buồng thất).

benh co tim gian

Bệnh cơ tim giãn có thể ảnh hưởng tới cả người lớn lẫn trẻ em (Ảnh minh họa)

Biểu hiện và dấu hiệu nhận biết

Bệnh cơ tim giãn khởi phát một cách âm thầm, ban đầu nó có thể không gây ra các triệu chứng đủ lớn để tác động đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn xuất hiện các triệu chứng rõ ràng.

benh co tim gian 2

Ảnh minh họa

Người bị bệnh cơ tim giãn thường có các biểu hiện và triệu chứng của suy tim hoặc loạn nhịp. Các biểu hiện và dấu hiệu bao gồm:

+ Mệt mỏi.

+ Khó thở khi hoạt động hoặc nằm xuống.

+ Giảm khả năng gắng sức.

+ Phù nề ở chân, mắt cá chân và bàn chân.

+ Bụng phù to lên do tích tụ dịch (cổ trướng).

+ Đau thắt ngực, nhưng chỉ khi có bệnh tim thiếu máu cục bộ.

+ Có âm thanh bất thường khi nghe nhịp tim (tiếng rì rào).

+ Đau thắt ngực là một trong những biểu hiện của bệnh cơ tim giãn.

Nguyên nhân gây bệnh cơ tim giãn

Bệnh có thể xảy ra do di truyền. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, cơ tim giãn xảy ra do các vấn đề sức khỏe:

+ Bệnh động mạch vành nghiêm trọng.

+ Bệnh đái tháo đường.

+ Nhiễm trùng tim.

+ Bệnh van tim.

+ Uống quá nhiều rượu bia.

+ Bệnh tuyến giáp.

+ Dùng các loại thuốc có thể ảnh hưởng xấu tới trái tim.

+ Xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh nở.

Cách phòng ngừa bệnh cơ tim giãn

May mắn là thay đổi lối sống lành mạnh hơn có thể giúp bạn phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc bệnh cơ tim giãn. Cụ thể, bạn nên thực hiện những lời khuyên sau để đảm bảo sức khỏe trái tim:

+ Không hút thuốc lá.

+ Hạn chế uống rượu bia.

+ Có chế độ ăn uống ân bằng, ăn ít muối.

+ Giảm và duy trì cân nặng ổn định.

+ Ngủ đủ giấc.

+ Tập thể dục đều đặn.

+ Kiểm soát căng thẳng, stress trong cuộc sống.

-> Cách chăm sóc người bệnh tim mạch trong mùa dịch COVID-19

Xem thêm: Thói quen tốt cho sức khỏe tim mạch (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Vì sao hút thuốc mỗi ngày vẫn sống 90 tuổi, người không hút lại ung thư phổi?
Nguy cơ đột quỵ do thói quen gội đầu ngoài tiệm
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Xem thêm