Thứ hai, 10/02/2025 15:00     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 18/12/2023 06:30

Chuột rút khi ngủ, ai cũng nghĩ thiếu canxi nhưng lại bỏ qua dấu hiệu 3 bệnh nguy hiểm

Nhiều người cho rằng bị chuột rút khi ngủ là biểu hiện của việc thiếu canxi, tuy nhiên có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này.

Bị chuột rút ở chân khi đang ngủ là hiện tượng không hiếm. Chuột rút không phải là tình trạng co rút của các cơ trong cơ thể, mà là những cơn đau dữ dội sau khi cơ co lại nhưng không thể thả lỏng. Về lâm sàng, hiện tượng này được gọi là co cứng cơ, tức là cơ đột ngột co bóp mạnh không kiểm soát được, khi co đến mức nhất định, cơ thể sẽ thấy đau rõ rệt, khi co cơ thì cơ ở vùng bị đau rất cứng.

tai_sao_ban_ngu_day_bi_chuot_rut_bap_chan_2_740d21510c

Ảnh minh họa.

Nhiều người cho rằng bị chuột rút khi ngủ là biểu hiện của việc thiếu canxi. Tuy nhiên có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này chứ không hẳn vì thiếu canxi.

Có hai nguyên nhân dẫn đến co cứng cơ, một là do sinh lý và hai là do bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

Co cứng cơ sinh lý là hiện tượng bình thường của cơ thể, vì vậy không cần quá lo lắng. Chẳng hạn, khi trời lạnh sẽ kích thích sự co bóp của mạch máu, từ đó gây ra hiện tượng chuột rút ở chân.

Khi vận động, axit lactic chuyển hóa tại chỗ cũng có thể tăng lên, gây ra chuột rút. Ví dụ, một số người do làm việc quá sức có thể bị chuột rút ở chân.

Nguyên nhân bệnh lý

Co cứng cơ bệnh lý là do não bị thiếu oxy vì những nguyên nhân như rối loạn phát triển bẩm sinh, quá trình chuyển hóa bất thường, thiếu oxy chu kỳ sinh, hệ thần kinh nhạy cảm.

Trong khi tình trạng chuột rút sinh lý có thể thuyên giảm khi bổ sung canxi thì chuột rút bệnh lý phải tìm nguyên nhân cụ thể, không nên tùy tiện bổ sung canxi vì sẽ không khiến tình trạng thuyên giảm.

chuot-rut-1671094024-7312-1671094102

Ảnh minh họa.

Có 3 nguyên nhân bệnh lý khiến chân bị chuột rút.

Bệnh gan

Theo y học cổ truyền, gan là cơ quan kiểm soát gân cốt, gan cũng chịu trách nhiệm tổng hợp một số protein trong cơ thể. Người mắc bệnh gan rất dễ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tổng hợp protein, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của dây thần kinh vận động.

Gan cũng là cơ quan giải độc trong cơ thể, nếu gan bị bệnh thì cơ thể sẽ tích tụ chất độc, từ đó gây ra hiện tượng chuột rút.

Tắc nghẽn động mạch chi dưới

Tắc động mạch chi dưới xảy ra khi các mạch máu chi dưới bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy ở các chi. Để giải tỏa tình trạng này thì các cơ sẽ cố gắng co lại, làm tăng tốc độ lưu thông của mạch máu chi dưới, dẫn đến chuột rút.

Những người mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường,… nếu thường xuyên bị chuột rút thì nên đến bệnh viện kiểm tra mạch máu để tránh gây tổn thương nặng hơn cho cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống là căn bệnh không còn quá xa lạ hiện nay, đặc biệt với những người thường xuyên phải vận động, lái xe, hay ngồi trước máy tính...

Khi các dây thần kinh liên quan ở người bệnh bị kích thích quá mức sẽ gây ra tình trạng đau thắt lưng và chi dưới. Nếu dây thần kinh ở chân bị kích thích, sẽ khiến các cơ ở trạng thái căng thẳng, từ đó gây ra chứng chuột rút.

Những căn bệnh trên có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút ở chân, vì vậy nên lưu tâm và điều trị bệnh kịp thời, việc bổ sung canxi một cách tùy tiện không thể giải quyết được căn nguyên của vấn đề.

Làm gì khi bị chuột rút?

Để giảm tình trạng chuột rút khi ngủ, người bệnh nên dành thời gian ngâm chân trước khi đi ngủ. Việc ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp kích thích lưu thông máu, giảm tình trạng các cơ chi dưới căng cứng dẫn đến chuột rút.

Ngam-chan-thao-duoc-1

Ảnh minh họa.

Trong trường hợp đang bị chuột rút, có thể xả nước ấm thẳng lên vùng bị chuột rút trong khoảng 5 phút. Cách làm này có thể làm dịu cơn đau do chuột rút gây ra.

Khi bị chuột rút, cần lưu ý không được gập chân. Tốt nhất hãy duỗi thẳng chân hết mức có thể trong khoảng 15 giây để làm giảm cơn đau co thắt cấp tính.

Ngoài ra, để phòng tránh tình trạng chuột rút khi ngủ, cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt như ngồi lâu một chỗ, tăng cường tập luyện và bổ sung nước sau khi tập xong để tránh mất nước, khiến mất cân bằng điện giải và chuột rút. Giữ ấm cơ thể để tránh bị cơn lạnh kích thích làm co mạch, lâu dần gây ra tình trạng chuột rút khi ngủ.

--> Mang tất đi ngủ: Thói quen tốt nhưng một số người phải tránh

Phương Anh (Theo Toutiao)  
Cảnh báo bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch do bệnh lý nền
Vì sao nhiều người trẻ tuổi đột quỵ trong dịp Tết?
Đảm bảo an toàn tiêm chủng, FPT Long Châu mạnh tay đầu tư vào công nghệ thông minh
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Nơi sức khỏe và niềm tin hội tụ
Bảo quản thịt xông khói trong tủ lạnh được không?
Bị suy gan cấp do uống thuốc nam tăng 'bản lĩnh phòng the'
Xuất huyết não nghiêm trọng sau nhiều năm hút thuốc
Thủng dạ dày, cắt bỏ đại tràng do ăn bút bi, tăm nhựa
Tai biến có hồi phục được hay không?
Thoát chết thần kỳ sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp nguy kịch
Cứu sống cụ ông 76 tuổi bị vỡ phình động mạch chủ bụng
2 vợ chồng cùng nhập viện sau khi bị chuột cắn
Nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não sau lần lội mương bắt ốc
Nhập viện nguy kịch sau khi uống nhầm bột mã tiền chữa viêm dạ dày
5 vị trí cơ thể dễ bị khí lạnh 'tấn công'
Cầu thủ từng gặp chấn thương nặng vẫn trở lại thi đấu đỉnh cao
Bé gái 13 tháng tuổi nổi mẩn đỏ, nôn trớ sau khi uống sữa, đi khám phát hiện nguyên nhân bất ngờ
5 bước cơ bản không thể bỏ qua khi sơ cứu người bị gãy xương
Vì sao Nguyễn Xuân Son không mổ ở Thái Lan?
Bác sỹ nhận định thế nào về chấn thương của Nguyễn Xuân Son?
Xem thêm