Thứ bảy, 23/11/2024 19:17     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 18/07/2023 09:15

Chuẩn bị tâm lý đón nhận điểm thi cùng con

Thời gian qua, các em học sinh cuối cấp đã trải qua những kỳ thi quan trọng. Không chỉ thí sinh mà phụ huynh cũng là người mong chờ điểm thi của con từng ngày, từng giờ, tuy nhiên không nên vì thế mà tạo áp lực cho con.

Không tạo áp lực lên con

Thời điểm nặng nề nhất với mỗi thí sinh chính là đợi điểm thi và sau khi biết kết quả thi không được như mong muốn. Kết quả thi cử phần nào giúp cha mẹ theo dõi tiến độ học tập của con và thường được coi là chỉ số quan trọng đảm bảo con “đi đúng hướng” mà cha mẹ đã vạch sẵn. Thế nhưng, không ít phụ huynh vì lo lắng, mong ngóng điểm thi quá mức mà tạo áp lực cho con em.

Chị Nguyễn Thị Huyền (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, phụ huynh nên chuẩn bị cho mình một tâm lí thoải mái nhất có thể, sẵn sàng đón nhận, tránh gây áp lực dẫn đến những điều không hay xảy ra. Con đường học hành ở trường đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.

“Nếu con thi đạt kết quả cao thì rất tốt, nhưng nếu con thi trượt hoặc đạt điểm kém, cả cha mẹ và con chắc hẳn đều buồn như nhau, thậm chí con cái sẽ có phần buồn hơn nhiều vì phụ lòng hi vọng của mọi người. Tâm lí con khi ấy sẽ rất hỗn loạn, là phụ huynh chúng ta nên vững tinh thần để động viên con cái, chứ không nên phán xét, trách móc”, chị Huyền bày tỏ.

diem thi tot nghiep THPT

Ảnh minh họa.

Tương tự, chị Lê Thị Hiền (Đông Anh, Hà Nội) có con trai thi tốt nghiệp THPT năm nay cho biết: Cả gia đình không đặt kì vọng quá cao so với thực tế mà luôn trong tâm thế thoải mái nhất có thể.

“Tôi biết học lực của con trai nằm ở mức độ nào, trước đó tôi cũng đã tham khảo qua ý kiến của cô chủ nhiệm. Vì thế gia đình tôi luôn có tâm lí ổn định và đón chờ kết quả chứ không đặt kì vọng cao mà sau đó gây áp lực cho con.

Ngoài ra thì gia đình tôi cũng có những bước chuẩn bị dự phòng, nếu con không đỗ theo các nguyện vọng con đăng kí, gia đình tôi sẽ cho con đi học nghề. Điều này chúng tôi cũng đã bàn bạc với con trước đó và con cũng sẵn lòng như vậy”, chị Hiền chia sẻ.

Khuyến khích con “tử tế với bản thân”

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, chuyên gia tâm lý, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, thời điểm sau khi công bố kết quả thi sẽ có nhiều học sinh nhận được được kết quả không như ý. Đó sẽ là một sang chấn tâm lý lớn khiến các em rơi vào trạng thái tiêu cực như lo lắng, thất vọng, xấu hổ tự trách và xuất hiện một số suy nghĩ sai lầm về bản thân như mình là kẻ thất bại, mình thật vô dụng, mình vô ơn vì đã phụ công cha mẹ… Thời điểm này, các em có xu hướng thu mình lại, chỉ tương tác với thế giới thông qua so sánh bản thân mình với những bạn khác có thành tích cao để rồi càng chìm sâu vào cảm giác tiêu cực hơn.

Do đó, theo PGS.TS Nguyễn Thành Nam, cha mẹ cần hiểu rằng đây là thời điểm rất nhạy cảm và dễ tổn thương với con. Nó có thể dẫn tới những phản ứng tiêu cực gây hủy hoại tương lai của con như một cách chạy trốn khỏi những “đau đớn” về tinh thần. Con có thể trốn tránh cha mẹ, bỏ mặc tất cả; có em chìm vào game, sử dụng rượu bia hoặc chất gây nghiện; có những bạn có thể tự làm đau cơ thể mình để làm xao lãng đi những cảm xúc tiêu cực; có em xuất hiện suy nghĩ tự sát.

Do vậy, cha mẹ cần nhận ra sớm để hướng dẫn các em xử lý những cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh như có một không gian riêng để trải nghiệm những cảm xúc “tôi buồn”, “tôi thất vọng”, và “tôi buồn vì kết quả không như mong đợi”. Nhưng sau đó, cần giúp các em coi những cảm xúc khó chịu đó làm động lực để tránh lặp lại trong tương lai. Cha mẹ dành thời gian để con chia sẻ cảm xúc tiêu cực, cùng đi dạo hoặc giao nhiệm vụ để con chăm sóc cây, thú cưng. Khuyến khích con “tử tế với bản thân”.

“Thời điểm này, cha mẹ cũng tránh không nên để con tiếp cận với quá nhiều thông tin trên mạng xã hội vì rất có thể trẻ sẽ tiếp tục so sánh mình với những thành công của người khác và chìm vào suy nghĩ mình vô dụng, mình là kẻ thất bại”, PGS Trần Thành Nam nhấn mạnh.

Khi chia sẻ, PGS Nam lưu ý cha mẹ hãy tìm ra những “niềm tin phi lý” từ các con để điều chỉnh nó. Ví dụ có em suy nghĩ rằng thất bại trong kỳ thi này có nghĩa mình là kẻ vô dụng hoặc sẽ chẳng bao giờ thành công trong tương lai… Và thời điểm này, cha mẹ hãy tìm cho con một tấm gương. Hãy để con đọc những thất bại của người nổi tiếng để thấy rằng vĩ nhân cũng gặp nhiều thất bại, thậm chí thường xuyên thất bại.

Cuối cùng, cha mẹ hãy nói chuyện nghiêm túc với các con về con đường tiến về phía trước. Có nhiều con đường để tới thành ROME nên hãy sẵn sàng thảo luận với với con sắp tới sẽ làm gì để có có động lực vượt qua khó khăn hiện tại.

-> 3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 nhanh và chính xác

Thanh Tùng  
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng: Nên mừng hay lo?
Mẹ yêu bà nội hay bà ngoại hơn?
5 điều báo động khi trẻ thường xuyên xem điện thoại
Con cả và con thứ ai thông minh hơn?
Làm gì để giúp trẻ tránh tổn thương tâm lý sau lũ lụt?
Trẻ ngủ muộn nguy hiểm như thế nào, đi ngủ mấy giờ là tốt nhất?
Khác biệt về tính cách giữa những đứa trẻ hoạt ngôn và trầm tính
Vì sao bố mẹ Phần Lan dạy trẻ khoe thất bại?
Xử lý thế nào khi con cái trưởng thành vẫn 'ăn bám' cha mẹ?
Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?
Có nên dạy con làm việc nhà, mấy tuổi là phù hợp?
Nỗi khổ người giàu khi dạy con
Gia đình có em bé thứ 2, con lớn ngủ với ai là tốt nhất?
Biết 3 điều này cha mẹ hãy mạnh dạn cho trẻ khóc
Con cái thừa hưởng trí thông minh từ bố hay mẹ?
Bí quyết dạy con của gia đình Thụy Điển
3 điều cần nói với trẻ khi dạy về kỹ năng an toàn
Cha mẹ thường cấm con nghịch nước nhưng không hay biết 5 điều bất ngờ
Xem thêm