Thứ sáu, 22/11/2024 11:27     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 13/08/2022 06:00

Chợ bán chồng độc đáo tồn tại 700 năm

Trong hơn 700 năm qua, bang Bihar của Ấn Độ tổ chức một phiên chợ chú rể độc đáo, nơi các cô gái và người thân của họ đến chọn mua chồng.

Mỗi năm, hàng nghìn người đàn ông tụ tập dưới tán cây Pipal ở khu chợ địa phương quận Madhubani, bang Bihar của Ấn Độ và chờ đợi để được các cô dâu tương lai lựa chọn.

Được gọi là Saurath Mela hay Sabhagachhi, chợ chú rể kéo dài 9 ngày được cho là do Raja Hari Singh của triều đại Karnat khởi xướng từ cách đây hơn bảy thế kỷ, nhằm giúp phụ nữ dễ dàng tìm được người chồng phù hợp.

Mỗi chú rể được định giá dựa trên năng lực của họ, bao gồm cả trình độ học vấn và nền tảng gia đình.

1

Ảnh minh họa.

Thời đại ngày nay, đi chợ chọn chú rể được coi là một chuyện "không tưởng" nhưng đó chính xác lại là cách một số phụ nữ ở Maithili, Bihar chọn chồng. Họ đi cùng với gia đình, duyệt qua các đề nghị có sẵn, yêu cầu bằng chứng như giấy khai sinh và giấy chứng nhận tốt nghiệp của những người đàn ông. Nếu tìm thấy ai đó họ thích và có đủ khả năng chi trả, đôi bên sẽ bắt đầu thảo luận chi tiết.

Theo tờ Al Jazeera, tại chợ chú rể, các kỹ sư, bác sĩ, nhân viên chính phủ là những người được sẵn đón nhiều nhất. Dù của hồi môn là bất hợp pháp ở Ấn Độ, các cử nhân trẻ tuổi, điều kiện tốt vẫn yêu cầu gia đình cô dâu những món hồi môn giá trị cao.

Tuy nhiên, bản thân các cô dâu hầu như không có tiếng nói trong việc lựa chọn chú rể. Chính gia đình của họ là những người quyết định, họ sẽ cân bằng tốt giữa khả năng chi trả và một bản lý lịch ấn tượng.

1111111111111-2-1609-1660191828

Người dân ở Ấn Độ đến bang Bihar, chuẩn bị tham gia chợ chú rể hồi cuối tháng 7

Vài thập kỷ trở lại, chợ chú rể ở Bihar không còn tấp nập như trước, chủ yếu do giới trẻ có nhiều lựa chọn tiện lợi hơn như tham gia ứng dụng hẹn hò trực tuyến. Song nó vẫn thu hút hàng nghìn cử nhân, một số người thậm chí đi hàng trăm km với hy vọng được chọn làm chồng của ai đó.

"Nếu như trước kia, xe bus chạy khắp bang đưa cả nghìn người tới khu chợ thì giờ đây chẳng nổi vài trăm chú rể tập trung cho những phiên chợ như thế", ông Swaraj Chaudhary, 50 tuổi, một người dân địa phương, cho biết.

Điều thú vị là Ấn Độ cũng có chợ cô dâu. Ở Haudati, cô dâu có nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào trình độ và kỹ năng nội trợ của họ.

-> Nam không lấy vợ năm, nữ không lấy chồng sáu

T. Linh (Theo Odditycentral)  
Đạp xe 4.400km để làm lành với vợ sau 2 năm ly thân
Tâm sự nữ luật sư: Nhiều gia đình sợ con trai yêu và lấy người làm nghề 'thầy cãi'
Nỗi khổ vợ chồng 'đồng sàng dị mộng'
Tiết kiệm hơn 300 triệu đồng nhờ tổ chức cưới ở quán ăn nhanh
Tâm thư gửi vợ ngày 20/10
Người đàn ông có 4 vợ, 2 bạn gái, quyết sinh 54 con để 'ghi tên vào lịch sử'
Kết cục bi thảm từ lần trót mê 'của lạ'
Nghĩa tình hậu ly hôn
Lựa chọn quà tặng ngày 20/10 cho bạn gái mới quen
64% cặp vợ chồng thường xuyên tranh cãi về chuyện tiền bạc
Giới trẻ Trung Quốc kết hôn giả vì áp lực gia đình
Nở rộ xu hướng chạy bộ để tìm bạn đời
Nàng dâu Gen Z dễ cãi nhau với mẹ chồng
'Bỏ túi' tuyệt chiêu hẹn hò trực tuyến cùng người đẹp
Độc thân hay kết hôn sống thọ hơn?
Các nước trên thế giới đánh thuế người độc thân như thế nào?
5 cách đơn giản để cuộc sống hạnh phúc mỗi ngày
Có nên đánh thuế người độc thân?
Bất ngờ, nam giới gen Z có xu hướng kết hôn sớm
Đàn ông chi tiền cho phụ nữ vì điều gì?
Xem thêm