Thứ năm, 19/09/2024 23:08     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 20/12/2023 11:32

Cảnh giác nguy cơ lây truyền HIV và bệnh tình dục ở vị thành niên

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 250 triệu trường hợp bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong số này chiếm tỷ lệ cao nhất thuộc nhóm tuổi 20-24, đứng thứ 2 thuộc nhóm tuổi từ 15-19.

Thanh thiếu niên có nguy cơ cao bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục là vì tỷ lệ bước vào hoạt động tình dục sớm gia tăng và vì ít khi sử dụng các biện pháp tránh thai. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân AIDS đã nhiễm HIV từ tuổi vị thành niên do đó đã làm lây nhiễm bạn tình. Các cháu gái đang độ tuổi vị thành niên là đối tượng có nguy cơ lớn hơn các cháu trai về mặt lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và cả HIV/AIDS.

1

Ảnh: Minh họa

Nguyên nhân thanh thiếu niên dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Mặc dù nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục là cao cho cả thanh thiếu niên nam và nữ, nhưng nữ vẫn có nhiều nguy cơ hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng ở những người có hoạt động tình dục không an toàn (nghĩa là không sử dụng bao cao su hoặc có hơn một bạn tình hoặc có quan hệ với gái mại dâm) thì tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm HIV cao hơn nam giới từ 2-4 lần, đồng thời cũng dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nguyên nhân chính là vấn đề sinh học.Khi quan hệ tình dục, bề mặt niêm mạc của bộ phận sinh dục nữ tiếp xúc với tinh dịch nam giới có HIV rộng hơn và trong tinh dịch nam cũng chứa nhiều HIV hơn là từ nữ sang nam.

Nguy cơ sinh học thuận lợi cho việc lây nhiễn HIV ở các bạn gái còn cao hơn nữa do cổ tử cung chưa trưởng thành về mặt sinh lý, sự bài tiết ở âm đạo còn ít cho nên giảm khả năng ngăn cản đến sự xâm nhập của HIV (phụ nữ vào tuổi mãn kinh, bài tiết dịch nhờn ở âm đạo cũng đã giảm nên cũng dễ nhiễm HIV) và nồng độ kháng thể bảo vệ ở các cháu gái cũng thấp hơn so với phụ nữ đã lớn tuổi.

Hành vi tình dục của người trẻ có xu hướng thô bạo gây chảy máu hay xây sước niêm mạc âm đạo càng làm tăng khả năng lây nhiễm và một nhân tố quan trọng nữa là khi một trong 2 bạn tình bị bệnh lây truyền qua đường tình dục mà không điều trị vì không biết hoặc không dám nói ra thì nguy cơ nhiễm HIV tăng lên đến 300 - 400%.

Hậu quả của các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tiểu khung, có thai ngoài tử cung, sẩy thai, thai lưu, đẻ non... và có thể dẫn đến các hậu quả mãn tính như vô sinh, ung thư cơ quan sinh dục, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và tử vong.

Hậu quả này sẽ gây ảnh hưởng tâm lý, khủng hoảng tư tưởng, tinh thần, ảnh hưởng kinh tế gia đình, sự phát triển của xã hội và chất lượng giống nòi, vì vậy các bạn trẻ cần phải ý thức được tác hại nghiêm trọng của bệnh lây truyền qua đường tình dục để có kiến thức kỹ năng ứng phó với nguy cơ lây nhiễm cũng như làm chủ được bản thân trong các mối quan hệ.

Thanh Hà  
Vụ thanh niên tử vong khi cắt bao quy đầu: Nguyên nhân do đâu?
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 khác gì so với lần đầu?
U nang buồng trứng trái là gì?
Ôm hận sau lần 'gần gũi' với bạn đồng giới
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu giúp an toàn cả mẹ và con
Vì sao phụ nữ mang thai mắc hội chứng 'não cá vàng'?
Lo sợ ảnh hưởng thai nhi, mẹ bầu tìm cách 'trốn' bác sĩ
Nguy cơ mắc 'bệnh khó nói' khi dầm mình trong nước lũ
Chết lặng khi nghe bác sĩ thông báo có thai ở tuổi 50
Bị nhân xơ tử cung nên ăn gì và kiêng gì?
Thai phụ vào viện cấp cứu do biến chứng “nâng cấp” vòng 3
Khô hạn vùng kín: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Tại sao phụ nữ càng hiện đại càng ngại sinh con?
Cô gái trẻ nhận tin sốc trước ngày du học
'Chuyện ấy' nhiều làm giảm tuổi thọ?
Áp dụng công nghệ AI đánh giá chất lượng tinh trùng, tăng hiệu quả cho IVF
4 lối sống không lành mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản
Sự thật phụ nữ mãn kinh muộn sống lâu hơn, kéo dài thời gian này bằng cách nào?
Hóa chất trong mỹ phẩm làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai
Sinh mổ lần thứ 7 ở tuổi 41: Bác sĩ khuyến cáo gì?
Xem thêm