Thứ bảy, 11/01/2025 12:00     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 28/09/2016 10:33

Cần làm gì khi con bị tiêu chảy cấp?

Với tiêu chảy cấp, đa phần các trường hợp sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong thời gian trẻ bị bệnh, mẹ chỉ cần chú ý bổ sung thêm nước và chất điện giải cho con.

Cần làm gì khi con bị tiêu chảy cấp?

Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện của bệnh là: nôn, đi ngoài phân lỏng tóe nước trên 3 lần/ngày, có thể kèm theo đau bụng, sốt, chán ăn, mệt mỏi, khát nước... Tiêu chảy cấp là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật, tử vong ở trẻ hoặc để lại hậu quả dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển của trẻ.

Để có thể điều trị đúng và kịp thời, đầu tiên mẹ nên xác định đúng vấn đề tiêu hóa bé đang gặp phải. Tránh chủ quan dẫn đến những biến chứng tiêu cực cho sức khỏe bé.

can-lam-gi-khi-con-bi-tieu-chay-cap-giadinhonline.vn 1

Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em. (Ảnh minh họa)

Với tiêu chảy cấp, đa phần các trường hợp sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong thời gian trẻ bị bệnh, mẹ chỉ cần chú ý bổ sung thêm nước và chất điện giải cho con. Trẻ bị tiêu chảy do vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng có thể dùng kháng sinh làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, trong trường hợp tiêu chảy do virut Rota, sử dụng kháng sinh không có tác dụng điều trị mà còn làm bệnh thêm trầm trọng. Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu có ý định cho con dùng thuốc.

Những sai lầm thường gặp trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Nhiều cha mẹ cho con dùng thuốc chống nôn, cầm đi ngoài, tuy trẻ ngừng đi ngoài ngay nhưng đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo. Hậu quả: các tác nhân gây bệnh ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn khiến cho bệnh lâu khỏi, thậm chí nặng lên.

Cũng có nhiều cha mẹ tự dùng kháng sinh cho trẻ, như vậy chỉ làm rối loạn thêm vi khuẩn chí (vi khuẩn có ích) trong đường tiêu hóa của trẻ, làm tiêu chảy kéo dài, trẻ hấp thu càng kém.

Cha mẹ cũng có thể mắc sai lầm cho con ăn kiêng khem quá nhiều. Nó chỉ khiến khả năng hấp thu thức ăn và dinh dưỡng bị kém đi, nên trẻ không có đủ năng lượng để chống đỡ với bệnh tật.

Cần làm gì khi trẻ bị nôn trớ?

Phương Vũ (Tổng hợp)

Tags:
Thai phụ suýt gây hoạ lớn do từ chối đến phòng khám
Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Bình tuyên truyền chăm sóc SKSS/KHHGĐ qua Facebook, Zalo
Tết Nguyên đán, thời điểm vàng “hâm nóng” tình yêu: Bí quyết giúp nam giới tự tin hết “yếu”
Phòng khám Hội KHHGĐ Việt Nam nâng cao hiệu quả nhờ đa dạng các dịch vụ SKSS/KHHGĐ
Tranh cãi hình ảnh sản phụ được “bọc kín” trong túi nylon khi xuất viện
Nỗi khổ của quý ông từ 'thủ phạm' bao cao su
Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?
Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam
Mức sinh giảm thấp nhất trong lịch sử, tuổi kết hôn của nam giới Việt đã vượt 29
Hơn 1 triệu lao động tại các khu công nghiệp, vì sao tỷ suất sinh tại Đồng Nai vẫn ở mức thấp?
Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Từ năm 2006, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam luôn ở mức trên 110
Bé 2 tháng tuổi mắc giang mai bẩm sinh
Phổi đầy máu đông sau 3 ngày sinh mổ
Hành trình 10 năm đi 'tìm con' của cặp vợ chồng hiếm muộn
Xuất hiện tình trạng nhiều thanh niên Việt không muốn kết hôn
Mức sinh của Việt Nam thấp nhất trong lịch sử, khuyến khích gia đình sinh đủ 2 con
Vợ trẻ sợ 'gần gũi' chồng, đi khám bác sĩ chỉ nguyên nhân nhiều chị em gặp phải
Việt Nam có thể thừa tới 1,5 triệu nam giới vào năm 2034
Cắt bỏ buồng trứng do khối u to như quả bưởi
Xem thêm