Cách sử dụng an toàn, tiết kiệm 5 loại thiết bị không thế thiếu trong mùa đông
Sử dụng 5 loại thiết bị sưởi ấm này trong mùa đông cần chú ý và tuân thủ các quy định để tiết kiệm điện lại tránh gây ra tai nạn đáng tiếc.
Gia đình nào cũng có các thiết bị sưởi ấm trong nhà từ điều hòa, máy nước nóng, máy sưởi…Tuy nhiên, các thiết bị này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dùng như cháy nổ, rò rỉ điện,...
Theo Trung tâm Y tế bệnh viện Jamaica (Mỹ), để dùng các thiết bị sưởi ấm này hiệu quả, an toàn và tiết kiệm điện, các gia đình cần lưu ý cách hướng dẫn an toàn.
Đèn sưởi nhà tắm
Vị trí lắp đặt thường là những khu vực ẩm ướt, có thể tiếp xúc nhiều với nước nên nếu đèn sưởi không được sử dụng đúng cách hoặc là loại kém chất lượng, nguy cơ xảy ra chập cháy nguy hiểm là rất lớn.
Ảnh minh họa.
Chính vì vậy, trong suốt quá trình sử dụng, các gia đình nên tránh để đèn tiếp xúc với nước vì sẽ gây chập điện. Nên lắp đặt đèn ở nơi cao trong nhà tắm để đề phòng điện giật và hở điện.
Bên cạnh đó, chỉ nên dùng thiết bị này khoảng 20-30 phút. Nếu đèn sưởi hoạt động quá lâu sẽ tỏa sức nóng mạnh khiến nhiệt độ trong phòng tắm và bên ngoài chênh lệch quá nhiều. Điều này làm thay đổi nhiệt độ cơ thể quá nhanh gây cảm lạnh, thậm chí sốc nhiệt gây đột quỵ.
Máy sưởi và điều hòa 2 chiều
Trước khi đi ngủ, các gia đình có thể bật trước máy sưởi 10 phút để máy có thời gian tỏa nhiệt đi khắp phòng. Không để quạt sưởi trực tiếp vào người dễ bị bỏng da, nên để cách xa giường khoảng 3m là phù hợp nhất. Khi không sử dụng thì nên tắt cho thiết bị nghỉ ngơi. Khi bật máy sưởi hay điều hòa nên đặt 1 chậu nước trong phòng để tạo độ ẩm và cân bằng không khí.
Bên cạnh đó, người dùng cũng không nên lạm dụng máy sưởi quá mức mà hãy để không khí trong phòng "nghỉ ngơi" và có thời gian tái tạo lại. Hãy mở cửa khi không có gió hoặc mưa to để không khí được lưu thông và khô thoáng hơn. Cách này sẽ giúp giảm đáng kể những bệnh hô hấp do máy sưởi gây ra.
Ảnh minh họa.
Bình nóng lạnh
Bình nóng lạnh là thiết bị quen thuộc với mọi nhà nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, chỉ nên bật bình trước khi tắm 15 phút và phải tắt trước khi tắm để tránh nguy cơ rò rỉ điện.
Ngoài ra, người dùng nên thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ để phát hiện những đường dây bị hở điện, tránh những trường hợp ngoài ý muốn. Khi tắm hãy mở vòi sen vừa đủ để tránh sử dụng lưu lượng nước quá nhiều, điều này giúp tắm được lâu hơn mà không bị hết nước nóng giữa chừng.
Chăn, đệm giữ nhiệt
Chăn hay đệm giữ nhiệt đang dần được nhiều nhà yêu thích vì sự tiện lợi, đặc biệt giá cả phải chăng. Tuy nhiên, chăm, đệm điện lại là vật dụng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.
Đối với các vật dụng này, khi sử dụng chỉ nên bật ở mức nhiệt độ trung bình (thấp hơn nhiệt độ cơ thể một chút) để giúp ngủ ngon mà không gây tốn điện. Hãy tắt sau khi chăm và đệm đã ấm đủ, đừng bật cả đêm vì sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm.
Ảnh minh họa.
Khi sử dụng xong, người dùng cần lưu ý rút phích cắm ra, không gập chăn giữ nhiệt thành nhiều nếp gấp vì sẽ khiến dây điện bên trong bị hở, gây chập cháy nổ và giật cho người sử dụng. Không nên cho chó mèo lên chăn đệm vì chúng sẽ cào làm rách chăn, khiến mạch điện bị hở và giảm tuổi thọ của vật dụng. Tuyệt đối không dùng chăn, đệm khi dây cắm bị hư hỏng, tránh những sự cố rò điện.
Nhà có con trẻ ngủ riên, không nên cho trẻ dùng để tránh trường hợp trẻ điều chỉnh nhiệt độ cao gây bỏng. Bảo dưỡng đệm và chăn định kỳ để tăng thời hạn sử dụng.
Túi chườm điện
Túi chườm điện hay túi sưởi là thiết bị sưởi ấm rẻ mà lại tiện dụng trong mùa đông. Khi vừa tháo cắm túi chườm ấm không nên dùng ngay vì nhiệt độ lúc này lên tới 70 độ C dễ gây bỏng. Nên để túi chườm xa tầm tay trẻ nhỏ vì có thể khiến túi bị bục, gây hỏng và làm da trẻ bị tổn thương.
Khi thấy túi chườm bị rách hoặc rò rỉ thì phải bỏ ngay. Đặc biệt, không nên đổ dung dịch trong túi ra, không được thay thế dung dịch bằng các loại nước, chất khác không chuyên dụng. Không vừa sạc vừa dùng túi.