Thứ năm, 09/05/2024 23:09
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 17/08/2016 13:04

Cách sơ cứu trẻ hóc dị vật mẹ nào cũng phải biết

Với con trẻ, nếu không cẩn thận rất dễ bị hóc dị vật. Việc so cứu cần diễn ra nhanh chóng, đúng cách để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với con trẻ.

Có thể nói, hóc dị vật là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Đôi khi trong những trường hợp nặng, nếu cha mẹ không biết cách và không kịp xử lý trong vòng từ 5 đến 10 phút thì tính mạng trẻ có thể bị đe dọa.

cach-so-cuu-tre-hoc-di-vat-me-nao-cung-phai-biet-giadinhonline.vn 1

Hóc dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)

Hóc dị vật đường thở có thể nói là một tai nạn cực kỳ nguy hiểm, hay gặp khi trẻ ăn, chơi. Mẹ cần phải nắm được các kĩ năng cơ bản, quan trọng để giúp bảo đảm sức khỏe và tính mạng con trẻ.

Những kỹ năng cơ bản sơ cứu khi trẻ bị hóc bị hóc dị vật:

Theo BS Lương Quốc Chính (Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai), kỹ thuật sơ cứu cho trẻ dưới 2 tháng tuổi cần làm các thao tác sau:

Vỗ lưng (H1): Mẹ hãy đặt một tay dưới lưng trẻ, sau đó ôm lấy lưng và giữ đầu. Tay còn lại đặt dọc phía trước, nắm chắc lấy hàm. Nhẹ nhàng lật sấp trẻ, tựa tay đặt phía trước trẻ lên đùi, đầu trẻ thấp. Thực hiện 5 lần vỗ lưng tại vị trí giữa hai vai trẻ.

cach-so-cuu-tre-hoc-di-vat-me-nao-cung-phai-biet-giadinhonline.vn 2

Cách sơ cứu trẻ khi bị hóc dị vật đường thở. (Ảnh minh họa)

Đẩy ngực (H2): Với thao tác này, mẹ cần đặt một tay dọc, ôm lấy lưng trẻ, đầu trẻ nằm trong bàn tay, nhẹ nhàng lật ngửa trẻ, tay đặt phía trước ép chặt phía trước trẻ. Hạ thấp và tựa tay đỡ lưng trẻ xuống đùi, đầu trẻ thấp. Dùng 2-3 ngón tay đặt lên trung tâm ngực trẻ, đẩy ngực vào trong và lên trên ngực trẻ lõm xuống 3.8cm.

Cấp cứu hồi sinh tim phổi khi trẻ ngừng tuần hoàn/ngừng thở (H3): Trùm miệng bạn lên miệng và mũi trẻ. Thổi ngạt nhẹ nhàng 2 lần, mỗi lần kéo dài 1 giây, tạm dừng giữa 2 lần thổi để khí thoát ra.

Ép ngực 30 lần (H4): Mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa, sau đó dùng 2-3 ngón tay ấn xuống trung tâm thành ngực sao cho lún 3.8cm, nhịp độ ấn ngực 100 lần/phút. Mẹ nên nhớ thực hiện luân phiên 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép ngực. Kĩ thuật sơ cứu cho trẻ nhỏ tập đi, trẻ trên 1 tuổi:

Vỗ lưng (H5): Ngồi hoặc đứng sau trẻ, đặt tay chéo qua ngực, nghiêng trẻ ra trước. Dùng gót bàn tay vỗ lưng 5 lần tại vùng giữa hai vai.

Đẩy bụng (Heimlich - H6): Ngồi hoặc đứng sau trẻ, hai tay ôm quanh eo trẻ, nắm một bàn tay và đặt lên bụng (vùng thượng vị), bàn tay kia bọc lấy bàn tay nắm. Đẩy và kéo bụng vào trong và lên trên 5 lần.

Kĩ thuật hồi sinh tim, phổi khi trẻ ngừng tuần hoàn (H7): Thổi ngạt 2 lần: Bóp chặt mũi trẻ, miệng trùm lên miệng trẻ, nhẹ nhàng thổi ngạt 2 lần. Sau đó ép ngực 30 lần: Gót một bàn tay đặt trên xương ức trẻ, gót bàn tay kia đặt lên bàn tay trên xương ức, các ngón của bàn tay đan với nhau. Ép ngực mạnh và nhanh thành ngực lún 5cm, nhịp độ ấn ngực 100 lần/phút. Thực hiện luân phiên liên tục 2 lần thổi ngạt, 30 lần ép ngực càng lâu càng tốt cho đến khi trẻ tự thở lại.

Cách dạy con thông minh vượt trội

Phương Vũ (Tổng hợp)

Tags:
  • Tin liên quan
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
Xem thêm