Cách sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc dầu hỏa
Cách sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc dầu hỏa là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm. Nhất là khi dạo gần đây có nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc do uống nhầm chất độc này.
Cách sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc dầu hỏa
Dầu hoả được dùng nhiều trong đời sống. Nhiều cha mẹ bất cẩn lưu trữ dầu hỏa không đúng cách có thể khiến trẻ bị ngộ độc do uốhg nhầm, hít vào phổi. Vậy cha mẹ nên làm thế nào nếu con gặp tai nạn như thế này?
Cách sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc dầu hỏa cha mẹ nên biết (Ảnh minh họa)
Cha mẹ cần xử lý ban đầu sớm để tránh tổn thương sâu
Trẻ uống nhầm hóa chất thường có một số biểu hiện như: ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất....Khi con bị ngộ độc do nuốt nhầm dầu hỏa, cha mẹ không được gây nôn cho trẻ. Lý do là vì nếu cha mẹ gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.
Cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng
Cách xử trí ban đầu cần thiết khi trẻ uống nhầm dầu hỏa đó là cho trẻ dùng nước muối loãng súc miệng, nếu trẻ nhỏ thì lau rửa miệng. Lau rửa nhiều làm nồng độ axit thấp đi tại chỗ, tránh tổn thương lan rộng.
Cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị
Sau sơ cứu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiếp tục được cấp cứu, giải độc. Nhiều trường hợp trẻ uống phải xăng, dầu hỏa nặng phải nhập viện trong tình trạng đau đầu, buồn nôn, nôn, ho. Hóa chất có thể được tống ra ngoài theo đường tiêu hóa nếu trẻ uống ở mức độ nhẹ, uống ít.
Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp uống xăng, dầu hỏa có thể gây viêm phổi bởi trẻ dễ dàng hít phải hơi độc của hóa chất. Hơi độc vào phổi gây tổn thương phế nang. Nếu cộng thêm tình trạng sặc hóa chất vào phổi thì tổn thương, viêm phổi càng nặng nề hơn.
Phương Vũ (Tổng hợp)