Thứ bảy, 02/11/2024 08:23     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 12/08/2016 19:20

Cách nhận biết mít chín cây và mít chín ép bằng hóa chất

Mít là một trong những loại trái cây bị chín ép để bày bán nhất hiện nay. Tuy nhiên, bằng mắt thường bạn có thể dễ dàng phân biệt được mít chín ép và mít chín cây tự nhiên.

Ăn mít chín ép có nguy hiểm không?

cach-nhan-biet-mit-chin-cay-va-mit-chin-ep-bang-hoa-chat--giadinhonline.vn 1

Loại thuốc được dùng để thúc chín mít là ethrel - một loại hóa chất dạng nước, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại hóa chất thường dùng để kích thích mủ cây cao su và vô cùng độc hại với sức khỏe con người. Chỉ cần tiêm nửa lọ thuốc này vào phần cuống không cần biết mít non hay già, chỉ sau 1 - 2 ngày mít sẽ chín đều.

Việc bơm trực tiếp ethrel vào trái cây có thể gây tồn dư cục bộ ethrel tại một vài nơi nhất định trong trái cây, dễ gây ngộ độc cho người ăn. Chất này còn gây kích ứng mắt khiến mắt xót, đỏ, tác động trực tiếp lên da gây ăn mòn, sưng tấy và đỏ da. Khi bị ngộ độc ethrel, nạn nhân thấy khát nước, khó nuốt, cảm thấy yếu, ói mửa đôi khi có máu, cảm giác ngứa ngáy ở miệng, cổ họng hay mũi; cảm giác cháy rát da và có thể làm hỏng mắt vĩnh viễn.

Ethrel tác dụng với thành phần nitrate trong quả sẽ tạo ra chất ethylene glycol dinitrate, một chất rất độc cho người sử dụng. Nếu thường xuyên ăn phải hoa quả có tiêm loại thuốc này, sẽ gây tích tụ ethrel, làm tổn thương gan, thận và gây ra các bệnh nguy hiểm.

Cách phân biệt mít chín tự nhiên và mít chín ép

cach-nhan-biet-mit-chin-cay-va-mit-chin-ep-bang-hoa-chat--giadinhonline.vn 2

- Gai và mắt: Quả mít chín tự nhiên thì thân thường rất mềm. Mắt mít nở to, gai không nhọn và thưa hơn so với lúc mít còn xanh trong khi mít chín ép có gai nhọn, rất cứng và dày.

- Mùi thơm: Mít chín thường có mùi thơm đặc trưng, từ xa đã có thể cảm nhận được mùi thơm. Mít tiêm thuốc không có mùi thơm lừng như mít chín cây thậm chí không có mùi.

- Mủ: Mít chín cây khi bổ ra ít mủ và không có mủ trắng. Trong khi đó mít tiêm thuốc có những dòng mủ trắng chảy ra từ trong ruột mít, do tác động của thuốc.

- Múi mít: Mít chín cây múi mít có màu vàng óng, cùi dày, vị ngọt bùi, xơ mít màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Ngược lại, mít chín ép múi vẫn có màu vàng nhưng ăn bị sượng, xơ mít màu vàng đậm như múi mít.

Cách chọn nhãn mọng nước, dày cùi

Cách chọn mít ngon

cach-nhan-biet-mit-chin-cay-va-mit-chin-ep-bang-hoa-chat--giadinhonline.vn 3

- Vỗ vào quả mít: Khi nhắc quả mít lên thấy nặng, khi dùng tay vỗ nhẹ hoặc búng vào vỏ quả thấy phát ra những tiếng kêu như bình bịch thì đó là mít chín và có những múi ngon.

- Hình dáng: Nên chọn những quả đều, không có chỗ eo hay lõm bởi quả có eo, lõm là quả dễ sâu, cứng hoặc nhiều xơ.

- Gai: Những quả mít ngon, nhiều múi và ngọt là những quả có gai to, đều đồng thời không dài hay nhọn, khoảng cách giữa các gai mít cách xa nhau.

- Độ mềm của vỏ: Nếu nhấn vào vỏ thấy mềm thì đó là mít chín, mít vỏ cứng, gai rắn chắc là mít xanh.

- Cuống: Với mít, dựa vào cuống quả có thể phân biệt được các loại mít. Ví dụ: mít tố nữ nên chọn quả có cuống dài 0,5 cm; mít tây nên chọn quả có cuống dài 1-1,5 cm.

- Phân loại mít: Mít có nhiều loại, phổ biến và chúng ta thường hay thấy đó là mít dai, mít mật, mít nhão và mít tố nữ.

Mít dai: Cùi dày, giòn, vàng nhạt và vị thường ngọt đậm.

Mít mật (hay còn gọi là “mít ướt”): có màu vàng tươi, múi mềm, hơi nát, vị ngọt mát.

Mít nhão, mít tố nữ quả thường nhỏ hơn mít mật và mít dai, sắc vàng nhạt hơn mít mật. Với mít tố nữ khi chín múi mít bám vào cuống quả như chùm nho trông rất đẹp mắt.

Cách chọn dưa hấu ngon ngọt, mọng nước

Minh Trang (tổng hợp)

Tags:
Xem thêm