Thứ tư, 01/05/2024 00:14
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 28/02/2023 16:34

Cách chăm sóc trẻ khi giao mùa tránh cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp

Theo các chuyên gia y tế, trung bình trẻ em thường mắc cảm cúm và viêm nhiễm đường hô hấp từ 5 – 7 lần mỗi năm và những lần ốm này thường trong khoảng thời gian giao mùa.

Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi tạo điều kiện cho các loại virus phát triển phổ biến nhất là Human Rhinovirus (HRV). Loại virus này gây ra tới 40% các ca cảm lạnh.

Nhiều trẻ nhập viện vì bệnh lý tai mũi họng khi giao mùa

Tại Bệnh viện Đa khoa An Việt, nhiều bệnh nhi cũng tới khám vì các triệu chứng viêm đường hô hấp. Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc bệnh viện An Việt, thời điểm giao mùa thu đông, đông xuân, nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm trong không khí cao, cộng thêm sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm trong khi các vi sinh vật như ký sinh trùng, nấm mốc, vi rút… có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Thời thay đổi thất thường khiến các vi khuẩn, vi rút càng kéo dài thời gian tồn tại trong không khí. Trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu hít phải không khí ô nhiễm này, chúng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương.

Trẻ không được gia đình chăm sóc chu đáo, mặc quần áo phong phanh, mặc đồ ướt hoặc mặc quá ấm trong khi người đổ mồ hôi mà không thay kịp khiến cơ thể nhiễm lạnh, dễ mắc viêm họng, viêm phổi, viêm amidan...

cham soc tre khi giao mua

PGS Nguyễn Thị Hoài An cho biết, trẻ thường mắc các bệnh về hô hấp, cảm cúm khi giao mùa

Ngoài ra, PGS Hoài An cho biết môi trường sống kém vệ sinh, trong gia đình của trẻ có người thân hút thuốc lá, thuốc lào. Không gian phòng ở chật chội, thiếu ánh sáng, ẩm thấp, nhà sử dụng bếp than, củi đun nấu, sưởi ấm… đều là những nguyên nhân gián tiếp tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ ngày đông.

Những ngày thời tiết như tuần vừa qua, PGS Hoài An cho biết số người nhập viện khám vì viêm họng, viêm VA tăng lên cao. Bệnh viêm họng có cả người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng.

Bác sĩ Hoài An cho biết nhiều trẻ bị viêm amidan cấp, các cháu vào viện trong tình trạng sốt cao từ 39 - 40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi.

Trong điều kiện hiện nay, PGS Hoài An cho rằng cần thường xuyên chăm sóc trẻ, giữ ấm và có thể tiêm phòng các bệnh để phòng ngừa cúm, sởi, quai bị, thủy đậu.

Khi có dấu hiệu chảy nước mũi, xịt xịt cần vệ sinh sạch sẽ, tránh bội nhiễm có thể gây lan sang các vùng mũi họng khác.

Nguyên tắc bảo vệ sức khỏe cho trẻ

Cơ thể trẻ từ khi rời môi trường trong tử cung sẽ thích nghi từng bước với nhiệt độ. Tuy nhiên, cảm lạnh ở trẻ có thể là khởi đầu của nhiều bệnh vì thế mẹ cần đặc biệt chú ý. Ngoài ra cần chú ý những điều sau:

Đảm bảo sữa mẹ (với trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ)

Lưu ý trang phục cho trẻ, phù hợp với thời tiết

Tránh nguồn lây cho trẻ

Mẹ và người thân phòng bệnh cho mình thì không chỉ bảo vệ sức khỏe được cho mình mà cũng chính là phòng bệnh cho trẻ.

Tăng khả năng phòng vệ tự nhiên và chủ động cho bé: Mẹ rửa tay cho con, sử dụng khẩu trang, cách ly nguồn bệnh khi xung quanh có nguồn lây (người bị bệnh), khói bụi chất độc; tiêm vaccine đúng lịch để tạo miễn dịch chủ động cho bé.

Tạo dựng nền tảng sức khỏe tốt cho con với chế độ dinh dưỡng, giàu vitamine – đặc biệt vitamin D theo nhu cầu dinh dưỡng của con.

Sử dụng thuốc hợp lý để giữ gìn cơ chế phòng bệnh tự nhiên của trẻ.

Mẹ chỉ sử dụng thuốc cho con khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự sử dụng kháng sinh, hạn chế corticoides bởi kháng sinh bị lạm dụng cũng là “con dao 2 lưỡi” tiêu diệt các vi khuẩn có lợi có sẵn trong đường tiêu hóa, đường hô hấp đang đóng vai trò người bảo vệ cho trẻ.

P.V  
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Xem thêm