Thứ sáu, 22/11/2024 10:58     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 04/07/2022 13:00

Cả triệu gia đình đang 'đau đầu' từ việc tăng giá năng lượng

Không chỉ châu Âu bị ảnh hưởng trực tiếp do Nga hạn chế nguồn cung khí đốt, toàn thế giới đang phải điêu đứng do giá năng lượng từ điện, xăng dầu, than đá đều đồng loạt tăng cao.

Tờ Bloomberg đưa tin hợp đồng tương lai cung cấp khí đốt tự nhiên ở châu Âu vừa tăng thêm 6,1%, lên mức cao nhất kể từ ngày 10/3 năm nay và hướng tới chuỗi tăng hàng tuần dài nhất trong năm.

Cùng với việc nhà máy khí hóa lỏng Freeport LNG tại Texas (Mỹ) hoạt động trở lại chậm hơn dự kiến, châu Âu vốn đang quay cuồng với việc cắt giảm nguồn cung của Moscow, giờ đây tiếp tục đối mặt với những căng thẳng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho mùa đông, đồng thời chống lại nguy cơ mất điện.

Rủi ro nguồn cung năng lượng lan rộng khiến các doanh nghiệp châu Âu phải yêu cầu sự hỗ trợ của chính phủ. Chẳng hạn, Tập đoàn năng lượng khổng lồ Uniper SE của Đức đang tìm kiếm một gói cứu trợ từ chính phủ vì họ buộc phải mua khí đốt đắt hơn để bù đắp cho sự thiếu hụt từ Nga.

Trong khi đó, 3 doanh nghiệp năng lượng lớn của Pháp kêu gọi người dân nước này giảm tiêu thụ điện do hoạt động sản xuất điện gặp khó khăn bởi hạn hán. Lãnh đạo các tập đoàn này cho biết, những khó khăn này dẫn đến tăng giá năng lượng và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi tiêu của các hộ gia đình.

Tại Mỹ, giá xăng đã tăng 52% lên mức cao kỷ lục còn giá khí đốt đã tăng gần gấp 3 lần trong năm qua, nhưng dự trữ xăng trong tháng 5 tại khu vực New York đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017.

Tình trạng “thắt lưng buộc bụng” cũng diễn ra từ châu Á đến châu Phi khi bóng đen của khủng hoảng năng lượng lan rộng. Các văn phòng, trường học, công sở và cả nhà hàng, trung tâm thương mại tại Sri Lanka, Pakistan, Ấn Độ… đã phải đóng cửa sớm cũng như cắt giảm thời gian làm việc để tiết kiệm năng lượng.

Thiếu hụt nhiên liệu khiến giá năng lượng, lương thực tăng cao, trong khi người dân chật vật trong việc tiếp cận những mặt hàng cơ bản như xăng dầu để duy trì sinh hoạt.

Các nhà phân tích cho rằng, các nước nghèo như Sri Lanka, Pakistan đang phải đối mặt những tác động kinh tế nghiêm trọng từ cú sốc giá dầu, giá hàng hóa nhập khẩu tăng phi mã và đồng tiền suy yếu, từ đó thúc đẩy lạm phát thêm trầm trọng.

Tuy nhiên, ngay cả ở những nước có mức sống cao như Úc, các hóa đơn năng lượng tăng cao khiến người dân thêm bi quan về sinh hoạt phí và xa hơn là tương lai của nền kinh tế.

tieudung VietQ

Cả triệu gia đình đang phải "thắt lưng buộc bụng" từ cuộc chiến năng lượng. (Ảnh: VietQ)

Mặc dù chính phủ các nước này có thể tăng trợ cấp hoặc cắt giảm thuế nhiên liệu để hỗ trợ người dân, nhưng ngân sách quốc gia sẽ trở nên eo hẹp và hạn chế chi tiêu cho các lĩnh vực khác. Bloomberg Economic ước tính, chính phủ Mexico đã mất gấp 2 lần lợi nhuận thu được do dầu thô tăng giá để chi dùng vào trợ cấp xăng và dầu diesel.

Trong khi đó, biện pháp mà các quốc gia tìm đến những dạng năng lượng rẻ hơn để thay thế như than đá đang vấp phải sự phản đối của phe ủng hộ năng lượng tái tạo.

Mới đây, báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới đã hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu từ 4,1% còn 2,9% trong năm 2022. Trong khi đó, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã công bố khảo sát cho thấy dự kiến năm 2022, kinh tế toàn cầu suy yếu, đi kèm mất an ninh lương thực và lạm phát.

Dự báo lạm phát trong năm nay cũng tăng cao lần lượt là 5,7% ở các nước phát triển và 8,7% ở các thị trường mới nổi, đang phát triển.

Thực tế, số liệu lạm phát của một số khu vực còn cao hơn thế. Tháng 5/2022, CPI của Mỹ đã tăng lên 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt đỉnh hơn 40 năm. Còn tại châu Âu, lạm phát của Eurozone đạt 8,1% trong tháng 5, lập đỉnh kỷ lục 7 tháng liên tiếp. Tình trạng các nước nghèo còn tồi tệ hơn khi khả năng xảy ra khủng hoảng lương thực và thậm chí nạn đói đang hiển hiện ngày càng rõ nét.

Bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế nhận định, triển vọng kinh tế toàn cầu đang ngày càng ảm đạm và có thể phải đối mặt với thách thức lớn nhất từ sau Thế chiến II.

Hoàng Liên  
Doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản thăng hạng lên vị trí 11 trong Top 100
Bosch 10 năm liên tiếp đạt
Top 100 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam
Acecook được vinh danh với vị trí Top 5 ngành hàng FMCG - Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Black Friday 2024 tại Viettel Store: Sale ngất ngây, mua sắm thả ga
Vì sao Vinamilk liên tục được gọi tên tại nhiều giải thưởng về phát triển bền vững?
Online Friday 2024 kỳ vọng hàng Việt chinh phục mọi thị trường
“Bước nhảy” ấn tượng của FrieslandCampina trên BXH Sáng kiến Tiếp cận Dinh dưỡng Toàn cầu
Thương hiệu Unijade: Khi ngọc phỉ thúy không chỉ đơn giản là trang sức
Mua trả chậm: Lợi ích vượt trội dành cho người tiêu dùng
Vinamilk lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững qua từng vỏ hộp sữa
Khai trương Vincom Plaza Đông Hà - Quảng Trị
Nestlé Việt Nam được vinh danh “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024
Bosch Rexroth sẵn sàng cho tiêu chuẩn tương lai của tự động hóa
Đối tác bán hàng Việt Nam có nhiều lợi thế trên thị trường TMĐT toàn cầu
TH chinh phục giới trẻ với nước uống Mãng cầu sữa “hot trend”
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk trong hành trình 16 năm liền là thương hiệu quốc gia
Acecook Việt Nam tôn vinh bóng đá nữ Việt Nam với chiến dịch “Kiêu hùng tiếp bước”
Orion ra mắt bánh Gouté Tết để chào đón năm mới 2025
Farmi trở thành đối tác phân phối của BeanStalk tại Việt Nam
4 kiểu chi tiêu dù giàu có đến mấy cũng nhanh chóng 'cháy túi'
Xem thêm