Thứ sáu, 03/05/2024 15:13
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 11/10/2021 19:00

Buồng trứng đa nang và những điều cần biết

Buồng trứng đa nang là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ, đặc biệt là đang trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời thì người bệnh có thể bị vô sinh.

Buồng trứng đa nang là gì?

Buồng trứng đa nang là một hội chứng gây ra do rối loạn cân bằng Hormone. Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang có sự gia tăng bất thường về nồng độ Androgen (hormone nam giới) trong cơ thể nữ, những chất này sẽ gây gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn từ đó buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 – 10 nang < 10mm thấy trên hình ảnh siêu âm buồng trứng) do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng.

Khi phụ nữ bị hội chứng này, buồng trứng sẽ có một lớp vỏ dày khiến cho nang trứng không thể phát triển nên hàng tháng trứng không phá được lớp vỏ đó, hiện tượng phóng noãn không xảy ra dẫn tới không có khả năng thụ thai.

Nếu không được chữa trị sớm, hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng nguy cơ mắc một số bệnh bao gồm: tim mạch, đái tháo đường và rối loạn sinh sản.

buong trung da nang la gi 1

Buồng trứng đa nang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới

(Ảnh minh họa)

Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh buồng trứng đa nang

Bạn có thể bắt gặp một hoặc một vài dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang. Trên thực tế, một số bệnh nhân không thấy bất kỳ triệu chứng nào của hội chứng này cho đến khi các biến chứng (như vô sinh hoặc ung thư) xuất hiện. Những triệu chứng phổ biến của người mắc hội chứng buồng trứng đa nang bao gồm:

– Kinh nguyệt không đều hoặc vài năm mới có một lần

– Da mặt nhờn và nhiều mụn trứng cá

– Rậm lông (mọc nhiều lông trên mặt hoặc cơ thể)

– Sắc tố da sậm màu nhất là ở háng, cổ và nách

– Tăng cân

– Tóc mỏng

– Khó ngủ, có hiện tượng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ

– Cảm giác đầy bụng và khó chịu vùng bụng – lưng – vùng chậu

– Tâm trạng vui buồn thất thường.

Empty

Ảnh minh họa

Nguyên nhân dẫn đến bệnh buồng trứng đa nang

Theo các nhà khoa học những yếu tố sau có thể là nguyên nhân của hội chứng đa nang buồng trứng:

Di truyền

Đây là yếu tố có nguy cơ cao nhất khiến bạn bị hội chứng buồng trứng đa nang. Nếu mẹ, chị gái hoặc em gái của bạn bị buồng trứng đa nang, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này hoặc bị tiểu đường hay có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Các nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ khả năng một số gien nhất định có liên quan với hội chứng này.

Kháng insulin hay do rối loạn hội chứng trao đổi chất

Bạn có biết insulin là nội tiết tố quan trọng giúp kiểm soát glucose (đường) trong cơ thể, chuyển hóa đường trong máu vào tế bào. Nếu cơ thể bạn có khả năng kháng insulin nghĩa là các mô trong cơ thể có sự đề kháng với những tác động của insulin, vô tình khiến khả năng sử dụng insulin có thể bị gián đoạn.

buong trung da nang la gi 3

Ảnh minh họa

Do đó, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin nhiều hơn để cung cấp đường cho tế bào. Lượng insulin dư thừa này có thể tác động xấu đến buồng trứng bằng cách tăng sản xuất androgen. Sự gia tăng sản xuất androgen có thể cản trở sự phát triển của nang trứng, làm giảm khả năng rụng trứng của buồng trứng, gây ra tình trạng mụn trứng cá và rụng tóc.

Ngoài ra, khi không được chuyển hóa vào tế bào, đường sẽ được chuyển đổi thành chất béo khiến người bị PCOS tăng cân, béo phì hoặc rất khó giảm cân.

Chế độ ăn uống

Nhiều giả thuyết nghi ngờ rằng chế độ ăn uống có quá nhiều tinh bột đường cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng đa nang buồng trứng. Trong thực tế, hầu hết người bị PCOS là người thừa cân song những người gầy cũng có nguy cơ. Cơ thể không cân đối, vòng 2 phát phì (béo bụng) là đặc trưng của hội chứng chuyển hóa gây ra bởi sự đề kháng insulin.

Lối sống và môi trường

Môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất, lối sống ít vận động, không lành mạnh, căng thẳng kéo dài, thức khuya có thể dẫn tới rối loạn nội tiết tố, tăng nguy cơ mắc đa nang buồng trứng.

Điều trị buồng trứng đa nang

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện và hạn chế nguy cơ các bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp…

- Điều chỉnh thói quen lối sống và giảm cân hiệu quả: Hãy thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ, ít tinh bột đường, giàu đạm thực vật, nhiều vitamin và sắt từ thực vật và tập thể dục thường xuyên, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng lo âu…

- Sử dụng thuốc để kích thích rụng trứng: Nếu đang cố gắng để có thai, có thể cần một loại thuốc để kích thích rụng trứng. Có rất nhiều loại thuốc khác nhau từ đường uống đến đường tiêm. Bác sĩ sẽ xem xét từng trường hợp bệnh nhân để có chỉ định loại thuốc nào phù hợp với bạn.

- Phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi buồng trứng là một trong những lựa chọn điều trị đa nang buồng trứng. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật bằng mở ổ bụng để tạo ra các lỗ nhỏ trong buồng trứng (phẫu thuật đốt điểm buồng trứng) làm giảm mức độ kích tố nam và tăng cường sự rụng trứng.Tác động của phương pháp này chỉ mang tính tạm thời nhưng khoảng 50% phụ nữ mang thai trong vòng một năm kể từ khi phẫu thuật.

- Thụ tinh trong ống nghiệm: Nếu không còn phương pháp điều trị nào phù hợp với bạn thì thụ tinh trong ống nghiệm được xem là phương pháp tối ưu. Để thực hiện phương pháp này, trước tiên bác sĩ sẽ lấy trứng và tinh trùng để tiến hành quy trình thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Sau đó, phôi được đưa vào tử cung của người phụ nữ để phôi có thể phát triển thành thai nhi. Tỷ lệ mang thai phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng sinh sản của chị em.

-> 8 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị vô sinh

Xem thêm: Thói quen tốt cho tim mạch (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Xem thêm