Thứ bảy, 23/11/2024 15:34     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 17/05/2021 19:02

Bữa ăn dinh dưỡng cho người cao tuổi mùa dịch cần những gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người già khi bước vào giai đoạn lão hoá và hệ tiêu hoá kém đi. Một số nguyên tắc ăn uống lành mạnh dưới đây sẽ giúp người cao tuổi duy trì sức khoẻ tốt nhất.

5 nguyên tắc dinh dưỡng cho người cao tuổi

VnEpress dẫn ý kiến BS. Nguyễn Thị Tám, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội cho biết: "Ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm nCoV. Tuy nhiên, nhóm người cao tuổi, nhất là người cao tuổi có tiền sử bệnh lý tim mạch. Thường khó chống đỡ với Covid-19, dễ dẫn đến nguy cơ tử vong. Do đó, gia đình cần áp dụng chế độ ăn đủ các chất dinh dưỡng. Giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho đối tượng này."

Empty

Nguyên tắc bữa ăn dinh dưỡng cho người cao tuổi (Ảnh minh họa)

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể

Người cao tuổi cần ăn khoảng 250-300 g gạo mỗi ngày. Bổ sung 150-200 g thịt từ thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng hoặc có thể phối hợp các loại đậu đỗ như đậu tương, đỗ xanh và đỗ đen… Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thay bằng dầu đậu nành, dầu lạc, hạt lạc, điều, hoặc cacao…Kết hợp với các loại rau và hoa quả chín. Bổ sung sữa tươi, phô mai, sữa chua các loại có probiotic tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Sử dụng một số gia vị, thực phẩm chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch. Uống đủ nước và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể bổ sung thêm các loại sữa, ngũ cốc trong bữa ăn hàng ngày.

Ưu tiên các loại rau và trái cây

Empty

Ảnh minh họa

Rau xanh và trái cây là những loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại rau xanh giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn. Ngoài ra, các loại vitamin, khoáng chất và các axit hữu cơ có tác dụng kích thích sự thèm ăn và duy trì sự cân bằng các hoóc môn trong cơ thể.

Chia làm nhiều bữa nhỏ

Sự bài tiết dịch vị dạ dày ở cơ thể người cao tuổi thường giảm, vì thế việc hấp thụ các chất như can-xi, sắt cũng trở nên kém hơn và quá trình tiêu hoá thức ăn cũng dài hơn.

Việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp làm giảm “áp lực” cho dạ dày và giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn. Vì thế, người cao tuổi nên chia 3 bữa ăn chính trong ngày thành 4-5 bữa nhỏ, đồng thời khoảng cách giữa các bữa ăn nên đều nhau và đúng giờ.

Empty

Ảnh minh họa

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc chia nhỏ bữa ăn hàng ngày càng quan trọng hơn vì các bữa chính không được bổ sung đủ lượng gluxit. Thêm các bữa ăn phụ trong ngày sẽ đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Độ mềm thích hợp khi chế biến thức ăn

Do khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn kém khi về già nên bữa ăn của người cao tuổi cần có độ mềm thích hợp. Thức ăn nên chế biến theo phương pháp hấp, luộc, hầm hoặc kho. Việc lựa chọn thực phẩm cũng cần chú ý tránh chọn các thực phẩm có kết cấu thô hoặc cứng. Các loại thịt mềm, thịt cá, sữa hoặc trứng là thức ăn tốt nhất cho người già.

Nên ăn nhạt

Ăn mặn có thể gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm như: tim mạch, huyết áp… Vì thế, người cao tuổi nên ăn nhạt. Các nhà khoa học khuyên người cao tuổi nên ăn không quá 6g muối/ngày. Thực đơn lý tưởng cho người già hàng ngày là: 150-250g ngũ cốc và tinh bột, 100g thịt nạc, cá hoặc tôm, 50g đậu và các chế phẩm từ đậu, 300g rau xanh, 250g hoa quả tươi, 250ml sữa, 30g dầu ăn, 6g muối, 25g đường và khoảng 2000ml nước.

-> Bộ Y tế khuyến cáo người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài trong mùa dịch COVID-19

Xem thêm: Thói quen tốt cho sức khỏe tim mạch (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm