Thứ hai, 31/03/2025 05:29     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 06/07/2014 08:14

Bộ Y tế khuyến cáo người dân về bệnh viêm não Nhật Bản

Trước tình hình dịch bệnh viêm não Nhật Bản đang vào mùa với nhiều trẻ mắc bệnh, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) vừa đưa ra khuyến cáo về cách phòng và con đường lây truyền của bệnh này.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. Bệnh lưu hành quanh năm và gây dịch trong mùa Hè, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi.

Đặc biệt, trên con lợn và chim là những ổ chứa virus viêm não Nhật Bản. Muỗi là trung gian truyền bệnh hút máu động vật có chứa virus rồi truyền cho người khi đốt.

Muỗi thường đẻ trứng ở ruộng, kênh, mương và hay trú đậu ở các chuồng gia súc (lợn, trâu bò). Muỗi hoạt động cả ngày lẫn đêm, nhưng hoạt động mạnh từ 18-22 giờ.

Người mắc bệnh viêm não Nhật Bản có biểu hiện chính là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương như: Sốt cao từ 38-39 độ C, nhức đầu, buồn nôn và nôn.

Trẻ có các dấu hiệu như mất ngủ quấy khóc, vật vã mê sảng hoặc ly bì, co giật, tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật (da lúc đỏ lúc xám, vã mồ hôi, mạch nhanh).

Để phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.

bo-y-te-khuyen-cao-nguoi-dan-ve-benh-viem-nao-nhat-ban-giadinhonline.vn 1

Nhân viên y tế điều trị cho trẻ mắc bệnh mùa hè

Các gia đình khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.

Với trẻ nhỏ cần tiêm vắcxin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tiêm chủng với 3 liều cơ bản: Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần, mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Các chuyên gia về dịch tế khuyến cáo, người dân khi thấy có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo Vietnamplus.vn


Tags:
Động đất có bao nhiêu cấp độ, được tính như thế nào?
Xe chở học sinh tiểu học lật trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu
Vì sao động đất gây đổ nhà, làm gì để được an toàn?
Tết Thanh minh 2025 vào ngày nào, mâm cúng cần chuẩn bị những gì?
Cháu bé 13 tuổi mắc nghẹn xúc xích do thói quen nói chuyện khi ăn
Bị phạt 7,5 triệu đồng do đăng tin giả về đại biểu Quốc hội
Nghệ An: Nữ sinh lớp 11 bị học sinh cùng trường đánh dập sụn mũi
Quy định mới về việc mang pin lithium lên máy bay
Tết Hàn thực có phải Tết Thanh minh không, năm nay vào ngày nào?
Đau dữ dội, sốt cao do xương gà đâm thủng ruột non
Giả mạo văn bản của EVN để lừa đảo khách hàng
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An: Sẽ xử lý cán bộ bỏ bê công việc, làm việc cầm chừng khi sắp xếp bộ máy
Phát hiện mắc nấm phổi sau thời gian sốt cao, suy nhược cơ thể
Mâm cơm chiều đẫm nước mắt
Cảnh báo sử dụng AI tạo video lừa đảo
Giải cứu mẹ trẻ ôm 2 con nhỏ đòi nhảy sông
Laptop cũ viết tiếp giấc mơ đến trường cho sinh viên dân tộc
Chuyên gia Tiktok bày 5 mẹo vặt, vừa nói ra đã nhận loạt phản đối
Phù phép hồ sơ để vào 'lò' đào tạo CLB bóng đá Sông Lam Nghệ An
Các xã tại Nghệ An được sắp xếp ra sao?
Xem thêm