Thứ sáu, 13/06/2025 13:42     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 07/07/2014 08:35

Bộ tộc bắt đàn ông về làm chồng tại Việt Nam

Bên núi cao, bên vực sâu, nhiều khúc cua tử thần cheo leo hiểm trở, đèo Phượng Hoàng nằm giáp ranh giữa 2 tỉnh Khánh Hòa – Đắk Lắk được ví là “đệ nhất hùng quan” ở Nam Tây Nguyên.

Ít ai biết trên con đèo dài 12 km từng gắn với nhiều trận chiến khốc liệt, có thời điểm chỉ còn là những mảng núi đồi trơ trọi do những cơn mưa chất độc hóa học, là nơi cư trú của cộng đồng người Êđê. Đã hàng trăm năm trôi qua nhưng đến nay người Êđê ở đèo Phượng Hoàng vẫn duy trì tập tục sơn nữ dùng trâu bò, chiêng ché cùng tiền mặt để “bắt” được người chồng ưng ý về ăn đời ở kiếp.

bo-toc-bat-dan-ong-ve-lam-chong-tai-viet-nam-giadinhonline.vn 1

Buôn Ethi nhìn từ đỉnh đèo Phượng Hoàng.

Trên chiếc cầu thang của ngôi nhà cộng đồng người Êđê là nơi diễn ra các sinh hoạt tập thể của làng, có cặp núi đôi căng tràn đầy sự sống, tôi hỏi ông trưởng làng Y Len và được ông hé lộ điều thú vị về một cổ tục được người Êđê ở không chỉ khu vực đèo Phượng Hoàng của huyện M’đrắk mà tại nhiều địa phương khác của tỉnh Đắk Lắk, duy trì qua hàng trăm năm: “Nó là cầu thang cái, lúc nào nó cũng phải to, rộng, đẹp hơn cầu thang đực. Cầu thang đực thì làm trơn thôi, nhưng cầu thang cái phải tạc bầu ngực, đó là bầu sữa của mẹ, ai lên nhà cũng phải nắm bầu ngực để vào nhà”.

bo-toc-bat-dan-ong-ve-lam-chong-tai-viet-nam-giadinhonline.vn 2

Cầu thang lên nhà sàn của người Êđê.

Các già làng Êđê ở bên này đèo Phượng Hoàng giải thích vì người Êđê theo chế độ mẫu hệ, vì người phụ nữ làm chủ gia đình nên ngôi nhà phải có biểu tượng của bà là bầu ngực, gọi là “cầu thang cái”. Có người giải thích tổ tiên qua bao đời của họ cho tạc bộ ngực lên cầu thang để giáo dục cho con cháu biết mình được nuôi lớn từ bầu sữa của mẹ nên phải luôn ghi nhớ công ơn. Dù cách giải thích mỗi người mỗi khác nhưng cả thảy người già Êđê ở đèo Phượng Hoàng đều xác nhận theo phong tục cổ truyền, “cầu thang cái” chỉ dành cho bà chủ nhà, và khách quý.

Nào ngờ khi đi sâu mới biết tục sơn nữ hao tốn nhiều của cải, vật chất để “bắt” được chàng trai ưng ý về làm chồng đến nay vẫn còn gắn bó với các buôn làng Êđê nơi đây như hình với bóng. “Vợ mình là H’Nhau, hồi bắt mình làm chồng, lúc đó khó khăn nên bà chỉ tốn hai con heo thôi, mỗi con nặng hơn 1 tạ. Còn rượu thì không nhớ đâu, chỉ biết là nhiều lắm. Hai con heo đó bố mẹ của vợ trao cho bố mẹ của mình như là trả công nuôi dưỡng. Làm đám cưới xong thì mình về ở rể nhà vợ, ở đến bây giờ. Phong tục người Êđê mình như vậy đó. Con trai mình là Y Nhon vừa rồi làm đám cưới xong cũng về nhà vợ ở buôn Hấp rồi". - ông Y Den từng làm buôn trưởng buôn Ethi 4 nhiệm kỳ, đã không ngần ngại mà tuôn một mạch như thế.

bo-toc-bat-dan-ong-ve-lam-chong-tai-viet-nam-giadinhonline.vn 3

Cô sơn nữ H’mila (bìa trái) phải tốn 2 bò, 4 con heo, 10 con gà và 15 triệu đồng để có được chồng.

Ông nói trai gái Êđê ngày trước quen biết nhau lúc làng có lễ hội như đám ma, lễ bỏ mả, lễ ăn mừng nhà mới, lễ cúng tế các Yang (thần linh)… hay lúc đi rừng đi rẫy. Khi đã ưng, đã mến lòng nhau rồi, người con gái bao giờ cũng ở thế chủ động về thưa với cha mẹ để nhờ ông mai bà mối sang đánh tiếng với nhà trai, cũng như dọ hỏi xem nhà bên ấy đòi sính lễ gồm những gì để biết đường mà định liệu. Theo ông Y Den, đa phần giữa hai bên trai gái cùng thống nhất của hồi môn mà nhà gái phải trả cho nhà trai.

Nhưng cũng lắm khi xảy ra trường hợp ngoại lệ, phía bên nhà trai đòi hỏi cao quá, nhà gái không đáp ứng được nên đành… bỏ chạy! Chẳng biết đã có bao nhiêu đôi trai gái Êđê tan giấc mộng uyên ương bởi bị người lớn thách cưới quá cao đã “theo không nổi”. Chỉ biết rằng cái thời mà ông Y Den được vợ là bà H’Nhau bắt làm chồng đến nay đã hơn 30 năm nhưng chuyện sơn nữ bắt chồng vẫn không có gì thay đổi.

Phương Thảo (tổng hợp theo An ninh thế giới)

Tags:
Giải tỏa áp lực cung ứng điện ở điểm nút quan trọng trong hệ thống điện quốc gia
Chủ tịch Liên đoàn Báo chí Thái Lan: “Trận siêu cup là cầu nối gắn kết người làm báo giữa 2 quốc gia”
Gia đình nuôi hàu sữa Quảng Ninh đối diện nguy cơ mất mùa từ điều không tưởng
Trào lưu Pickleball tại Hà Nội: Người chơi tối ngày, kẻ “cả thèm chóng chán”
Hoàn thành Dự án Nâng cấp hệ thống điều khiển bảo vệ 7 trạm biến áp 220kV khu vực phía Nam trong tháng 10/2025
Cùng hành động vì biển xanh: Hành trình của 10.000 trái tim lan tỏa thông điệp sống xanh
Quảng Ninh thành lập hội Pickleball, xây dựng sân thi đấu trên biển
VinUni đặt mục tiêu vào Top 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu
Gần 10.000 người Vingroup và tình nguyện viên ra quân làm sạch bờ biển tại 28 tỉnh, thành phố
Hơn 100 chuyên gia hàng đầu dự Hội thảo ngành ngựa tại Học viện Cưỡi ngựa Vinpearl Vũ Yên
Gần 70.000 hộp sữa được trao tặng trẻ em khó khăn
 Hải Phòng triển khai chiến dịch bổ sung Vitamin A liều cao đợt 1
Trời nắng nóng bật quạt có tốt không, vì sao nhiều người tránh điều này?
Người xưa chống nóng thế nào khi chưa có điều hòa?
Làm rõ việc nhân viên y tế tại Nghệ An bị hành hung
Giữ dòng điện trên đỉnh cột cao
Kiến tạo tương lai cho con từ hệ thống giáo dục TH School
Sở hữu 13 BĐS, đi làm bằng máy bay nhờ “bịa” bệnh cho người khỏe mạnh
Công ty Truyền tải điện 2 đào tạo phân tích dữ liệu với trí tuệ nhân tạo và Python
Những công trình tiêu biểu chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030
Xem thêm