Dấu hiệu đặc trưng nhận biết viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng và viêm xoang là 2 bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trong tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng về 2 loại bệnh này.
Giống nhau giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang mãn tính đều là căn bệnh phổ biến của đường hô hấp. Nguyên nhân của 2 bệnh này đều phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể người bệnh, ô nhiễm môi trường, các tác nhân gây dị ứng,….
Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu giống nhau như chảy nước mũi, đau họng, nghẹt mũi,….
Ảnh minh họa
Tại sao dễ nhầm lẫn viêm mũi dị ứng và viêm xoang?
Cả viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều xuất phát điểm bệnh do sức đề kháng kém, chức năng gan yếu, với những triệu chứng thông thường như sổ mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, mệt mỏi,... Từ những biểu hiện thông thường này người bệnh khó bề phân biệt được chính xác hai căn bệnh để có thể tìm ra phương án điều trị phù hợp.
So với viêm mũi dị ứng thì viêm xoang ở hữu nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nên việc phân biệt hai căn bệnh này với nhau cần được thực hiện chính xác và nhanh chóng.
Ảnh minh họa
Phân biệt viêm mũi dị ứng, viêm xoang
- Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường xảy ra do những tác nhân dị nguyên bên ngoài tấn công vào cơ thể qua lỗ chân lông, qua đường hô hấp hít thở hàng ngày. Viêm mũi dị ứng có nguồn gốc từ cơ địa dị ứng là chủ yếu, xuất hiện nhiều vào các thời điểm giao mùa. Bệnh viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện ở tất cả các đối tượng, ở bất cứ độ tuổi nào.
- Viêm xoang cũng là căn bệnh viêm đường hô hấp, tuy nhiên, viêm xoang chủ yếu do tổn thương tại các hốc xoang trên mặt gây tấy đỏ ở đường hô hấp và có dịch nhầy chảy ra. Khi bị viêm xoang, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn, vùng mũi lúc nào cũng bị đau nhức và thường xuyên chảy dịch mũi.
Người bị viêm mũi dị ứng cũng rất dễ biến chứng thành viêm xoang với mức độ bệnh nặng hơn.
Triệu chứng cụ thể của viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng có các triệu chứng là ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nhiều nước mũi, hắt hơi liên tục, nước mũi có màu trong, không mùi. Các triệu chứng này có thể tăng lên khi thời tiết giao mùa, trời trở lạnh hoặc người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh. Dịch mũi gia tăng liên tục khiến cho mũi của người bệnh bị nghẹt dẫn tới bệnh nhân luôn luôn phải sử dụng miệng để thở.
Đối với viêm xoang, các triệu chứng của người bệnh có thể nặng hơn rất nhiều. Tần suất hắt hơi, ho, chảy nước mũi ra tăng. Khi nước mũi chảy ra có thể có màu vàng hoặc màu xanh đục, thường có mùi hôi. Đây là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm.
Những người viêm xoang còn xuất hiện tình trạng đau nhức vùng má, hoặc vị trí giữa 2 lông mày. Một số người bệnh viêm xoang còn xuất hiện tình trạng đau nhức giữa 2 mắt. Đối với những người mắc viêm xoang bướm còn xuất hiện tình trạng đau nhức đỉnh đầu và đau nhức vùng gáy.
Nếu tình trạng này kéo dài người bệnh còn mất khả năng khứu giác, nghĩa là không thể nhận biết, phân biệt được các mùi. Và dần dần dẫn tới viêm xoang mãn tính.
Viêm xoang mãn tính không được điều trị có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tới hô hấp cũng như các biến chứng rối loạn thần kinh nguy hiểm.
Sự khác nhau giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang rất khó phân biệt bằng cảm nhận thường. Do đó cần phải tới các địa chỉ bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe uy tín để được thăm khám phát hiện bệnh kịp thời.
Ảnh minh họa
Phòng bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang như thế nào?
Viêm mũi dị ứng và viêm xoang hầu hết là các bệnh lý mãn tính và khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc kiểm soát bệnh là hoàn toàn thực hiện được bằng việc kiểm soát các tác nhân dị ứng gây bệnh như khói bụi, ô nhiễm. Để phòng viêm mũi dị ứng, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Không nuôi vật nuôi, thú cưng trong nhà phòng tránh lông vật nuôi có thể gây dị ứng
- Vệ sinh nhà cửa, đồ đạc, đồ dùng cá nhân như chăn ga, gối đệm,...
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vệ sinh cơ thể để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh
- Không sử dụng thuốc lá, thuốc lào,... gây khói thuốc, dị ứng, kích ứng tới phổi
- Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, khi tiếp xúc với nơi nhiều khói bụi, bụi bẩn
- Giữ nhiệt độ cơ thể đủ ấm, không để cảm lạnh
- Loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng ra khỏi thực đơn ăn uống
Bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh như vitamin C, gừng, tỏi, omega-3 tăng cường chất chống viêm, chống oxy hóa,...
- Tránh thực phẩm gây dị ứng, đồ ăn cay nóng, có tính lạnh kích ứng hô hấp
Viêm xoang và viêm mũi dị ứng ảnh hưởng sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, bệnh nhân cần phòng ngừa và điều trị để kiểm soát cũng như tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
-> Viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng gì?