Thứ năm, 21/11/2024 08:50     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 24/06/2021 14:00

9 loại nước uống tăng sức đề kháng, hỗ trợ trị bệnh đường hô hấp

Dịch COVID-19 đang hoành hành khiến nhiều người lo ngại. Vì chưa có thuốc đặc hiệu nên việc nâng cao sức đề kháng được coi như một trong các biện pháp hữu hiệu chống lại COVID-19.

Theo Đông y, ôn dịch lây nhiễm qua đường hô hấp có triệu chứng chính sốt ho, ho khan ho cơn mệt mỏi… hoàn toàn tương đồng với bệnh COVID-19. Xin giới thiệu một số món nước uống mát bổ giàu vitamin, tăng cường kháng thể hỗ trợ trị bệnh.

Mía ép nước vắt ít chanh uống, hoặc chẻ ăn

Tác dụng đại bổ tỳ âm, hòa vị, dưỡng âm huyết, mát phế, tiêu đàm, giáng hỏa, tiêu phiền, dễ ngủ. Trị chứng ôn dịch nóng sốt mất nước, ho khan đau họng, khàn tiếng, phiền nhiệt, bứt rứt khó ngủ, miệng khô khát, táo kết.

Lưu ý: Nước mía dễ bị lên men không nên để lâu qua đêm. Người đường huyết đang cao hạn chế dùng.

Rau má xay sinh tố hoặc nấu ca

Tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu… Trị ôn bệnh sốt ho viêm họng, ho khan ho đờm, miệng khô khát, tiểu buốt dắt, tiểu ra máu, người tâm phế mạn, đái tháo đường, tăng huyết áp.

Lưu ý: Người mắc chứng tỳ vị hư hàn đang lạnh bụng đại tiện lỏng, phế hàn ho đàm loãng, chóng mặt tụt huyết áp không dùng.

Dưa hấu ép nước

Tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu, sinh tân dịch, bớt khát... Trị ôn dịch sốt ho miệng khô khát, mệt mỏi, tiểu dắt buốt, người đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm gan mật, ăn ngủ kém.

covid

Việc nâng cao sức đề kháng được coi như là một trong các biện pháp phòng chống COVID-19.

Người mắc chứng tỳ vị hư hàn, đang đầy bụng tiêu chảy, phế hàn hay sợ lạnh ho đàm loãng không dùng.

Sơ ri chín ép nước uống hoặc ăn tươi

Tác dụng thanh nhiệt nhuận tràng giải nhiệt độc, tiêu đờm... Trị ôn bệnh sốt viêm họng ho khàn tiếng, mệt mỏi, chức năng gan, hệ miễn dịch yếu.

Lưu ý: Người mắc chứng phế hàn ho đờm loãng, tỳ vị yếu đang bị tiêu chảy, mệt mỏi không dùng.

Nước dừa

Tác dụng lợi ngũ tạng, giải nhiệt, sinh tân, giáng hỏa, chỉ huyết, giải độc, giàu dưỡng chất, bổ sung nước và điện giải. Trị nóng sốt mất nước khô khát mệt mỏi (tà phần vệ, khí), người đái tháo đường, tăng huyết áp.

Lưu ý: Người mắc chứng ôn bệnh giai đoạn hết sốt (tà phần doanh, huyết), sợ lạnh nhiều, vị tràng yếu, đang bị tiêu chảy không dùng.

Nước cam hoặc quýt, bưởi tươi

Giúp thanh nhiệt, giảm sốt chống viêm; rất giàu vitamin C, B tăng cường sức đề kháng. Trị ôn bệnh sốt cao, ho đau họng, nhức mỏi, xuất huyết, chảy máu cam mạch phù sác (tà phần vệ, phần khí); chứng nội nhiệt nóng bứt rứt, khó ngủ, người tăng huyết áp, tim mạch, xuất huyết.

Lưu ý: Không dùng cho người viêm loét đường tiêu hóa, đang bụng đói, chứng sốt cao đột ngột (thoát dương) tay chân giá lạnh mồ hôi đầm đìa (đây là chứng cần ôn bổ hồi dương không nên thanh nhiệt).

Đậu xanh cả vỏ nấu nước uống hoặc nấu cháo

Bổ tỳ, thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền, tiêu phù, hạ khí, lợi ngũ tạng. Trị ôn bệnh sốt ho khan mệt mỏi, người đái tháo đường, nội nhiệt nóng bứt rứt.

Lưu ý: Người mắc chứng tỳ vị hàn trệ, đầy bụng khó tiêu không dùng.

Đậu đen hầm lấy nước thêm ít đường

Giúp lợi thủy, hạ khí mát tỳ vị, định tâm dễ ngủ, trừ gió độc, lợi tiểu tiện, giảm sưng phù. Trị ôn bệnh sốt ho, nhức mỏi, miệng khô khát, đêm nóng bứt rứt khó ngủ.

Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn, tích trệ, bụng đầy chậm tiêu hạn chế dùng.

Táo tươi ép nước

Giúp bổ tỳ vị, lợi ngũ tạng, dưỡng tâm phế, sinh tân dịch, bớt mệt mỏi, tăng miễn dịch. Trị tỳ vị hư ăn ngủ kém, ho khan, ho đàm, người tâm phế mạn, tăng huyết áp, đái tháo đường.

Lưu ý: Người đang đầy bụng khó tiêu, nôn ói không dùng.

Những thức uống trên tăng sức đề kháng, hỗ trợ trị chứng ôn dịch cũng như COVID-19 rất tốt, nhất là người mới mắc, có sốt cao đau đầu mất nước, miệng khô khát. Giai đoạn hết sốt, tay chân lạnh vã mồ hôi mệt mỏi (khí huyết đều hư), khi dùng nước đậu xanh, đậu đen, nước mía, nước táo nên thêm ít gừng cho ấm. Kiêng các thức bổ mát quá như nước cam, sơ ri, nước dừa hoặc rau má.

-> 11 loại đồ uống vừa ngon lại tăng sức đề kháng cho cơ thể

Xem thêm: Thời điểm nên rửa tay để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19

Theo Sức Khỏe & Đời sống  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm