Chủ nhật, 19/05/2024 02:35
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 15/02/2018 19:00

Bí quyết giữ gìn “dư vị” Tết trong gia đình 3 thế hệ

Tết trong tâm thức mỗi người là những kỉ niệm sâu sắc ghim vào trong trí óc, trái tim và trở thành “dư vị” riêng của Tết.

Tết truyền thống – Sống hiện đại

Hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là lòng người lại trở nên nôn nao đến lạ. Bên cạnh những nét đẹp truyền thống của dân tộc vẫn được lưu giữ thì Tết ngày nay cũng thay đổi khá nhiều. Nhiều người cho rằng cảm giác về Tết không còn trọn vẹn trong cái Tết hiện đại, cái gì cũng mua sẵn, không khí Tết giảm đi, kiểu như mọi thứ đều đại khái, bánh chưng hay mứt cũng chỉ là biểu tượng. Thế nhưng chắc hẳn cảm giác hân hoan chờ đợi một điều gì đó thật tốt đẹp sắp đến là một dư vị sâu đậm mà Tết để lại trong tiềm thức của rất nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ..

Nhìn nhận Tết hiện đại ở một góc nhìn mới mẻ, ông Đinh Xuân Toàn, 80 tuổi (Đào Tấn, Hà Nội) chia sẻ: “Quả thực, Tết ngày nay đã có quá nhiều đổi thay. Xã hội hiện đại, cuộc sống gấp gáp nên Tết cũng phải tự thu mình lại sao cho hợp thời, hợp cảnh. Có nhiều điều không còn được như trước, cũng có nhiều nét đặc biệt của Tết xưa giờ chỉ còn là dư vị tuy nhiên cái hồn cốt của Tết vẫn được nâng niu trong trái tim mỗi người dù trẻ hay già, dù họ có bị cuốn vào nhịp sống xô bồ của xã hội hiện đại hay không. Mặc dù là lớp người cũ, truyền thống nhưng tôi vẫn rất thích cái Tết hiện đại, vẫn hào hứng khi Tết đến”.

anh 1 (2)

Vợ chồng ông Toàn chuẩn bị thóc nếp gói bánh chưng

Ông Đinh Xuân Toàn và bà Lê Thị Xuân kết hôn với nhau đến nay đã gần được 50 năm, có với nhau 3 người con. Hiện nay, vợ chồng ông bà ở với gia đình người con trai út. Đối với ông bà, Tết chính là dịp để con cái, cháu chắt quây quần cùng với nhau. Ông chia sẻ: “Ngày nay, nhiều người nghĩ rằng Tết đổi thay vì chúng ta đã thay đổi. Tôi thì nghĩ rằng không phải Tết kém vui, Tết bị bão hòa mà chính con người ở các độ tuổi hay khoảng thời gian khác nhau lại cảm nhận niềm vui bằng những cách khác nhau. Thay vì buồn rầu rằng Tết giờ không còn như trước sao mỗi người không chấp nhận những thay đổi mà nó phải có và nhìn nhận những mặt tích cực”.

Tết là cùng gia đình chuẩn bị

Đối với gia đình ông Toàn, bà Xuân thì Tết bắt đầu khi cả gia đình cùng nhau chuẩn bị đón Tết. Mỗi người một việc, từng ngày từng ngày một, chuẩn bị cho Tết về. Nào là dọn nhà, giặt chăn ra gối đệm, mua sắm Tết, gói bánh chưng chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên. Chia sẻ với chúng tôi, bà Xuân cho biết: “Năm nay Tết nhà tôi vui lắm, lúa nếp cái hoa vàng tôi đã chuẩn bị xong xuôi, sạch sẽ trước mấy tháng chỉ chờ đến Tết là đi xay lấy gạo để làm bánh chưng và đồ xôi thôi. Nói nhỏ với cô nhé, lúa này cũng là do vợ chồng tôi đi mót được ở cánh đồng bên Gia Lâm đấy. Gà để cúng thì nuôi trên tầng 4, rau quả cũng tự cung cấp lấy. Nói chung là cái Tết...tự túc cả”.

anh 2

Các loại rau quả cũng được ông bà tự trồng tại nhà

Như để minh chứng cho lời nói của mình, bà Xuân dẫn tôi lên tầng trên để chiêm ngưỡng thành quả nào miên man thóc, rau , gà... Đúng là thóc được thu về xếp cẩn thận và chất đầy một căn phòng trên tầng 4, rau quả xanh non mơn mởn đầy vườn, gà đầy chuồng chỉ để phục vụ mấy ngày Tết sum vầy. “Những loại thóc ngon tôi để dành riêng cho Tết, gạo nếp cái hoa vàng mà làm bánh chưng với đồ xôi thì hết ý. Lũ trẻ ở thành phố giờ thiệt thòi quá chúng không biết không khí chuẩn bị Tết nhất là gì, cái gì cũng ra chợ mua. Bánh chưng mua, xôi mua, gà mua...vì thế mà tôi muốn tự tay chuẩn bị các thứ ấy, một phần là để gợi nhớ về những cái Tết xưa cũ”.

Vợ chồng bà Xuân có 3 đứa con nhưng Tết năm nào nhà bà cũng có một ngày đông đủ hết để sum vầy ăn uống vui vẻ bên nhau. Dẫn tôi ra trước cửa nhà, bà Xuân chỉ: “Đấy, Tết năm ngoái nhà tôi cũng làm bánh chưng, đồ ngay dưới sân này cô nhé. Vui lắm, con cháu rồi hàng xóm ai ai cũng ra xem như để chung vui cùng. Tôi thì tôi nghĩ thế này, vợ chồng tôi già rồi, sống cũng gần hết đời người rồi giờ đây chỉ muốn làm những gì mình cảm thấy vui vẻ. Với người Việt mình thì Tết Nguyên Đán là quan trọng nhất, vợ chồng tôi muốn giữ nguyên nét truyền thống”.

Vợ chồng ông Toàn, bà Xuân chia sẻ rằng đối với gia đình 3 thế hệ của ông bà, Tết vẫn là khoảng thời gian vô giá để đoàn viên, nghỉ ngơi sau một năm vất vả mưu sinh xuôi ngược. Tết vẫn là khoảng lặng hiếm hoi để người ta sống chậm lại, trao yêu thương nhiều hơn, lên dây cót tinh thần để chào đón một năm mới với rất nhiều thử thách chờ đón. Giá trị lớn lao của Tết có khi không nằm ở tiền lì xì, quần áo mới, cây đào, mai rực rỡ như hồi nhỏ ta vẫn say mê nữa mà ở cái tình, cách người ta gác lại dòng chảy xô bồ của cuộc sống mà xích lại gần nhau hơn.

Video: Bộ sofa gỗ hương có giá bán ngang chiếc ô tô hạng sang

Lê Bằng  
Bắt con xin lỗi ngay khi làm sai, cha mẹ không hay biết đang tạo thói quen nguy hiểm cho trẻ
5 lời khuyên của chuyên gia kinh tế: Chọn vợ chồng khôn ngoan, 30 tuổi mới sinh con
Tình phí hẹn hò: 'Cưa đôi' hay bạn trai trả?
Báo động học sinh tự tử: Chuyên gia chỉ dấu hiệu cha mẹ cần quan tâm, giám sát con
Chia tay mối tình 3 năm vì sợ con sau này... “nấm lùn”
'Kỳ phùng địch thủ' trên sân nhưng Messi và Ronaldo lại chung cách dạy con
'Chết sững” khi đọc mẩu giấy vụn trong phòng con trai
Nhiều người cấm con đọc truyện tranh nhưng không hay biết 9 điều đặc biệt
Vì sao nhà giàu thích chơi tranh?
8 sai lầm trong giao tiếp 'hủy hoại' một mối quan hệ
4 thứ tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro cho trẻ nhỏ
Quay 'cảnh nóng' làm kỷ niệm: 'Quả bom nổ chậm' cho thiên hạ mỉa mai
Cặp đôi Việt - Nhật chia sẻ bí quyết tương hợp
10 đặc điểm tính cách hiếm có của những đứa trẻ sinh tháng 5
Đánh ghen, quay clip tung lên mạng: Phút bốc đồng biến mình thành 'kẻ khờ'
Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?
'Nỗi khổ' vợ xinh đẹp, giỏi kiếm tiền
7 nguyên tắc 'vàng' giúp cuộc hôn nhân trở nên viên mãn
8 dấu hiệu lừa dối trong một mối quan hệ
“Chữa lành” sau cú sốc chồng đòi ly hôn, hai con không muốn ở với mẹ
Xem thêm