Thứ sáu, 26/04/2024 16:23
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 30/08/2021 14:00

Bệnh sỏi thận nên ăn gì, kiêng gì?

Sỏi thận là bệnh về đường tiết niệu phổ biến, gây nguy hại đến sức khỏe con người. Vì vậy, lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.

Nguyên tắc ăn uống của người bị sỏi thận

Các chuyên gia cho biết, sự hình thành các viên sỏi thận thường trực tiếp liên quan tới rối loạn chuyển hóa khoáng chất. Vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và khoa học được cho là yếu tố rất quan trọng với quá trình điều trị bệnh.

soi than 5

Chế độ ăn uống hợp lý giúp người bị sỏi thân nhanh chóng khỏi bệnh (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn cho bệnh nhân sỏi thận cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:

- Cân bằng thành phần dưỡng chất của từng bữa ăn

- Bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày

- Những thực phẩm giàu canxi, vitamin và chất xơ sẽ rất hữu ích

- Tránh tiêu thụ thực phẩm giàu oxalate, đạm và kali

- Tuyệt đối tránh rượu bia, chất kích thích

- Đồ ăn chứa nhiều muối đường, dầu mỡ cũng cần hạn chế

- Nên ưu tiên chế biến thực phẩm theo cách luộc hấp thay vì chiên xào.

Người bị bệnh sỏi thận nên ăn gì?

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Những loại thực phẩm giàu chất xơ luôn là chất cần thiết phải bổ sung cho người bị bệnh sỏi thận. Thực phẩm này giúp hỗ trợ giảm đau buốt khi bạn đi tiểu tiện hay đại tiện. Bạn bị sỏi thận đặc biệt là những người mới mổ sỏi thận càng phải ăn thật nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn nữa mỗi ngày.

Chất xơ có hai loại là chất xơ hòa tan trong nước và chất xơ không hòa tan trong nước. Những loại thực phẩm chất xơ không hòa tan chính là lúa mì, lúa mạch, đậu, rau hay gạo. Còn thực phẩm chất xơ không hòa tan chính là ngũ cốc. Người bị sỏi thận nên ăn hằng ngày và bổ sung đều đặn trong từng bữa ăn để không thừa chất hoặc thiếu chất xơ.

Các loại rau

Rau cải, rau dền, rau lang, cà chua, su hào, súp lơ…. giúp cân bằng các chất axit trong cơ thể, đồng thời hạn chế và đào thải những chất độc hại trong nước tiểu. Ngoài ra, người bệnh sỏi thận cũng nên ăn các loại rau xanh vì chúng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin có công dụng tiêu hóa nhanh.

Các loại trái cây

soi than 7

Ảnh minh họa

Bị sỏi thận nên ăn nhiều chanh, cam, bưởi, táo, dứa... Sẽ cung cấp lượng vitamin dồi dào, đồng thời làm giảm lượng cholesterol chuyển hóa thành axit trong dịch mật – thành phần chủ yếu gây ra sỏi.

Uống nhiều nước

Thận sẽ được làm sạch khi uống nhiều nước, lượng nước tiểu bài tiết nhiều sẽ khiến sỏi ít có khả năng tái phát. Do đó, người bị sỏi thận nên uống trên 2 lít mỗi ngày, sao cho lượng nước tiểu một ngày lớn hơn 2 lít. Có thể uống nước lọc, nước hoa quả và nước canh trong bữa ăn.

Thực phẩm giàu vitamin

Việc bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin, nhất là vitamin B6 và vitamin A sẽ rất tốt cho người bị sỏi thận. Vitamin B6 có thể làm giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat, còn vitamin A giúp điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu, chống lại sự hình thành sỏi thận.

Người bị bệnh sỏi thận nên kiêng gì?

Thực phẩm giàu chất đạm

Việc ăn nhiều protein và bệnh sỏi thận có mối liên hệ mật thiết, do làm gia tăng lượng axit, canxi và phốt pho trong nước tiểu. Vì thế, người bị sỏi thận chỉ nên ăn hạn chế mỗi ngày khoảng 200g protein.

Đồ ăn nhiều muối

Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ hình thành oxalate và tạo ra sỏi thận. Hơn nữa, muối còn gây áp lực cho quá trình thanh thải độc tố trong cơ thể. Với một người khỏe mạnh thì lượng muối dung nạp mỗi ngày không được quá 3g. Còn với bệnh nhân bị sỏi thận thì con số cần phải giảm xuống thấp hơn.

Đường và thức ăn ngọt

soi than 1

Ảnh minh họa

Hàm lượng fructose hay sucrose trong bánh kẹo hay trái cây chứa nhiều đường không tốt cho người bị sỏi thận. Bởi đây là những loại đường có khả năng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Hơn nữa chúng còn làm tăng đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đạm động vật: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng…. chứa nhiều protein làm tăng axit uric trong cơ thể.

Thực phẩm có hàm lượng oxalate cao

Oxalate là một trong các nguyên nhân chính hình thành sỏi thận. Vì vậy bạn cần tránh các thực phẩm như củ cải đường, cải bó xôi, rau muống, đậu,…

Socola

cola

Ảnh minh họa

Rất nhiều người thích ăn socola mà không biết đến tác hại của nó. Nếu bạn ăn quá nhiều socola sẽ làm tăng gốc oxalate, từ đó hình thành thể rắn trong thận và tăng nguy cơ bị sỏi thận. Vì vậy người bệnh cần hạn chế ăn thực phẩm này nếu không muốn tình trạng sỏi thận của mình diễn biến nặng hơn.

Thực phẩm chứa hàm lượng lớn kali

Kali khiến cho lượng máu tăng cao, gây nên áp lực cho thận, từ đó chúng làm giảm khả năng đào thải của thận, tăng nguy cơ hình thành các viên sỏi.

Bạn nên hạn chế dùng nạp các thực phẩm như: Chuối, bơ, khoai tây,..

-> 7 thực phẩm hàng đầu giúp “đánh tan” sỏi thận không cần dùng thuốc

Xem thêm: Lợi ích của mướp đắng đối với sức khỏe (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Xem thêm