Thứ hai, 20/05/2024 02:09
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 01/10/2017 15:56

Bé trai 18 tháng tuổi bị chó nhà hàng xóm cắn nát tai

Em bé đã bị con chó dữ nhà hàng xóm xông vào tấn công khiến mất một phần khá lớn vành tai.

Bé trai 18 tháng tuổi bị chó nhà hàng xóm cắn nát tai

ThS.BS Đặng Hoàng Thơm – Trưởng khoa phẫu thuật Sọ mặt và tạo hình (BV Nhi Trung ương) cho biết, các bác sĩ BV Nhi Trung ương vừa phẫu thuật lần 2 tạo hình vành tai cho một bệnh nhi bị chó cắn nát tai. Bệnh nhi là bé T.V.N. (18 tháng tuổi, ở Đông Anh - Hà Nội).

Theo thông tin ban đầu, trong lúc chơi ở nhà hàng xóm, bé T.V.N. bất ngờ bị chó cắn vào vùng hàm mặt. Dù được người mẹ cố gắng bảo vệ vào kéo con ra nhưng nhưng bé vẫn bị chó cắn ngoạm theo cả mảng tai phải.

Ngay sau khi sơ cứu tại cơ sở y tế địa phương, cháu T.V.N. được gia đình chuyển ngay tới Bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày 15/6 vừa qua.

cho

Trường hợp trẻ bị tai nạn do chó cắn được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương khá phổ biến. (Ảnh minh họa)

Tại đây, sau khi thăm khám, bác sĩ Đặng Hoàng Thơm, Trưởng khoa phẫu thuật sọ mặt và tạo hình (Bệnh viện Nhi Trung ương), nhận định trường hợp bé N. có tổn thương khá hiếm gặp do vành tai bị mất một phần lớn sụn và da của gờ luân, hõm thuyền, gờ đối luân,… phần sụn còn lại bị mất da và dập nát nhiều.

Với kinh nghiệm trong phẫu thuật tạo hình, bác sĩ cho biết, tạo hình vành tai ngay lần đầu rất khó khăn vì thiếu tổ chức sụn và da, kèm theo trên nền nguy cơ nhiễm trùng do chó cắn. Sau khi tính các phương án, nhóm bác sĩ phẫu thuật quyết định sẽ tạo hình vành tai qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là bảo tồn tối đa sụn còn lại bằng cách đặt sụn xuống tổ chức da sau tai và giai đoạn 2, các bác sĩ sẽ tạo hình lại vành tai cho bé.

Ngày 15/9 vừa qua, bé N. tiếp tục được phẫu thuật lần 2 để tạo hình thẩm mỹ vành tai. Các bác sĩ đã dựng lại khung sụn, dùng vạt da lấy từ sau tai để tạo hình vành tai.

Hiện tại, gần hai tuần sau phẫu thuật lần 2, vành tai của cháu bé đã trở về gần như bình thường.

Các bác sĩ cho biết trường hợp trẻ bị tai nạn do chó cắn được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương khá phổ biến. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với vật nuôi, chó mèo.

Nếu gia đình có nuôi chó thì cố gắng cách ly với trẻ ở khoảng an toàn, đặc biệt là chó đang nuôi con, đang ăn, bị thương… Khi thả chó ra khỏi nơi nhốt thì phải rọ mõm, tuân thủ chích ngừa chó định kỳ. Khi bé bị chó cắn nên mang đến bệnh viện ngay để cấp cứu kịp thời và chích ngừa.

Phương Vũ (T/H)  
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Xem thêm