Thứ năm, 25/04/2024 05:28
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 20/06/2022 06:52

Bé gái 11 tuổi bị giun đũa dài 20 cm chui vào ống mật

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa tiến hành nội soi túi mật cho bé gái 11 tuổi và gắp được con giun đũa dài 20cm.

Bệnh nhân là bé T.T.N.H trú tại huyện Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh), nhập viện trong tình trạng đau bụng từng cơn vùng thượng vị, buồn nôn và nôn ra thức ăn.

giun dua

Hình ảnh giun trong ống mật trên màn hình tăng sáng C-Arm và giun sau khi lấy ra ngoài (Ảnh: BVCC)

Qua thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm, CT- Scanner, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị giun đường mật.

Sau khi hội chẩn, bệnh nhi được chỉ định nội soi mật tụy ngược dòng cấp cứu lấy giun đường mật ngay trong đêm. Sau can thiệp, tình trạng bệnh nhân ổn định, không còn đau bụng và đang được theo dõi tại Khoa Nhi của Bệnh viện.

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Quảng Đại, Phó trưởng khoa phụ trách chuyên môn Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, nhờ phát hiện và điều trị kịp thời đã giúp giảm tối đa các biến chứng của viêm tụy cấp, nhiễm trùng đường mật. Nếu để muộn hơn, giun chết trong ống tụy sẽ khó có thể nội soi gắp ra hoàn toàn, về sau xác giun vôi hóa có thể gây ra sỏi ống mật chủ.

Biến chứng của giun chui ống mật có thể là nhiễm trùng đường mật, áp xe đường mật, áp xe gan. Nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết dẫn đến suy gan, suy thận cấp, sốc nhiễm trùng nặng… có nguy cơ tử vong. Triệu chứng thường gặp của giun chui ống mật là cơn đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị làm cho toát mồ hôi, mặt tái xanh, tái nhợt, vật vã, quằn quại, đau từng cơn, buồn nôn, sốt…

Bác sĩ khuyến cáo người dân nên thực hiện ăn chín, uống sôi, không nên ăn các loại thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến. Hạn chế ăn rau sống; tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở sạch sẽ; tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.

giun dua1

Kíp nội soi mật tụy ngược dòng, Khoa Thăm dò chức năng (Bệnh viện Bãi Cháy) đang tiến hành thủ thuật gắp giun cho bệnh nhi (Ảnh: BVCC)

Trước đó, năm 2021 cũng từng có trường hợp nội soi gắp giun đũa dài khoảng 15cm, vẫn còn sống cho bé trai 5 tuổi.

Bệnh nhân là bé T.V.N nhập viện trong tình trạng đau bụng từng cơn kèm nôn ói. Nôn xong bé vẫn không giảm đau, cơn đau tăng lên sau khi ăn.

Thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện một con giun đũa chui vào nằm toàn bộ trong ống tụy, phần đuôi giun còn di động trong tá tràng, chẩn đoán viêm tụy cấp. Ngay lập tức, các bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh hội chẩn với khoa Tiêu hóa nhằm nội soi gắp giun sớm nhất cho bệnh nhi.

Bệnh nhi được tiến hành nội soi dạ dày - ruột ngay trong đêm để lấy giun ra khỏi ống tụy. Giun gắp ra dài khoảng 15cm, vẫn còn sống. Sau nội soi, bệnh nhi hết đau bụng, tổng trạng tốt và hiện vẫn được theo dõi sát cho đến khi tình trạng viêm tụy ổn định.

Theo các bác sĩ, nhờ phát hiện và điều trị kịp thời đã giúp giảm đến mức tối đa các biến chứng của viêm tụy cấp. Nếu để trễ hơn, giun chết trong ống tụy thì khó có thể nội soi gắp ra hoàn toàn, về sau xác giun vôi hóa có thể gây ra viêm tụy mạn.

Những ngày sau, bệnh nhi sẽ được xổ giun, các bác sĩ cũng tư vấn lối sống vệ sinh cho người nhà để tránh cho bệnh nhi bị tái phát.

Giun đũa (tên khoa học là Ascaris lumbricoides) là ký sinh trùng phổ biến trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây, do tình trạng vệ sinh được cải thiện nên tỷ lệ nhiễm giun đũa có giảm nhưng vẫn còn khá phổ biến ở các vùng có điều kiện vệ sinh kém, mức sống thấp.

Giun đũa có thể gây các biến chứng như tắc ruột, viêm ruột thừa cấp, ấu trùng giun lên phổi gây ho kéo dài (hội chứng Loeffler) và trong trường hợp này giun chui vào ống tụy gây viêm tụy cấp.

Nhiễm giun đũa có thể do ăn rau sống chưa rửa sạch, không vệ sinh tay trước khi ăn, không có hố xí hợp vệ sinh… do đó cần thay đổi lối sống, giữ gìn vệ sinh, xổ giun định kì mỗi 6 tháng cho trẻ từ một tuổi trở lên để giúp trẻ tránh khỏi những biến chứng không mong muốn.

-->> Bé 4 tuổi bị đỉa chui vào phế quản, gắp ra vẫn còn sống

Kim Ngân  
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm
Chế độ ăn của người dân Vùng xanh: Bí quyết sống lâu sống khoẻ
Lão hoá và và 4 cách làm chậm lại sự già đi của cơ thể
Cao huyết áp uống rượu được không?
Bé gái 12 tuổi bị xâm hại sinh con: Chuyên gia nhắn nhủ gì với phụ huynh?
Xem thêm