Chủ nhật, 02/06/2024 08:43
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 08/12/2017 13:02

Bài 3 - Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt bị “treo” suốt 13 năm, nguyên nhân do đâu?

Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt bị “treo” suốt 13 năm và mới được tái khởi động lại nhiều ý kiến cho rằng, lỗi phần lớn thuộc về CĐT và các ban ngành quận Hoàng Mai.

Vì đâu nên nỗi?

Việc Dự án KĐT mới Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) treo 13 năm khiến cho người dân tuy sống giữa thủ đô nhưng lại rơi vào hoàn cảnh khốn khó đủ điều: Điện nước thiếu thốn, nhà cửa xập xệ xuống cấp, mưa dột nắng dọi vì không được sửa chữa… Vậy đâu là căn nguyên dẫn đến tình trạng trên?

Trao đổi về vấn đề này, một cán bộ Trung tâm Quỹ đất Quận Hoàng Mai cho biết: Việc GPMB chậm là do trong quá trình triển khai có nhiều hộ dân chưa đồng thuận với phương án đã phê duyệt, một phần do chính sách GPMB của thành phố có nhiều thay đổi, chưa đồng bộ trong chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất. Nguyên nhân nữa là do năm 2008, dự án phải dừng triển khai để thành phố rà soát quy hoạch, sau đó điều chỉnh quy hoạch và đến năm 2012 dự án mới “khởi động” lại.

Trong thông báo kết luận số 590/TB-UBND ngày 19/6/2017 của UBND thành phố Hà Nội sau khi xem xét các khúc mắc của người dân có nêu, việc chậm trễ dự án là trách nhiệm của Nhà đầu tư và UBND quận Hoàng Mai.

Công văn nêu rõ: Việc để chậm trễ dự án là do Nhà đầu tư chưa chủ động trong triển khai DA theo quy định; Quá trình triển khai, tại nhiều thời điểm chi trả tiền đền bù GPMB thì CĐT chưa kịp bố trí đủ kinh phí để chi trả; CĐT và UBND quận Hoàng Mai không có biện pháp giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến chi trả đền bù GPMB dẫn đến bức xức khiếu khiện kéo dài; UBND quận Hoàng Mai phê duyệt phương án đền bù GPMB tổng thể, nhưng lại không đưa ra phương án chi tiết đến từng hộ, dẫn đến việc các hộ dân không nhận được phương án bồi thường hỗ trợ GPMB…

IMG_20171207_1

Thông báo số 590 của UBND TP Hà Nội

Có thể kiến nghị rút giấy phép

Theo tìm hiểu của phóng viên, đến thời điểm này đã có 348 hộ nhận tiền và bàn giao mặt bằng, 19 hộ nhận tiền nhưng chưa bàn giao mặt bằng; 115 hộ chưa nhận tiền, chưa bàn giao mặt bằng. Ngoài ra còn 408 hộ tương đương với hơn 50 nghìn 894 m2 đất và hơn 40 nghìn m2 đất công chưa lên phương án đền bù GPMB.

Như vậy, sau 13 năm (tính theo QĐ thu hồi đất của TP Hà Nội năm 2004) thì đến tháng 12/2017, UBND quận Hoàng Mai mới bàn giao cho CĐT được hơn 200 nghìn m2, tương đương với hơn một nửa diện tích đất của DA.

20171123_015641-0209

Bức xúc về DA, người dân gửi đơn khăp nơi

Việc để DA chậm trễ 13 năm, gây tổn thất và lãng phí tài nguyên đất nước, gây mất ổn định an ninh chính trị trên địa bàn, mà không đưa ra được cách giải quyết thỏa đáng nào, theo Luật sư Phạm Ngọc Minh (Đoàn Luật sư Hà Nội), hoàn toàn có thể rút giấy phép của dự án này.

LS Minh cho biết: Việc kéo dài DA tới 13 năm mà không triển khai được rõ ràng là hành vi vi phạm. Bởi lẽ, nếu căn cứ vào các quy định của pháp luật, mỗi DA sẽ có thời hạn là 12 tháng để triển khai, nếu trong quá trình triển khai mà nảy sinh các vấn đề khác, thì có thể xin gia hạn thêm 12 tháng nữa. Nhưng, nếu quá thời hạn trên mà DA không triển khai, thì phải xem xét năng lực của chủ đầu tư và các bên liên quan, thậm chí có thể rút giấy phép của DA, tránh lãng phí thất thoát tài nguyên quốc gia.

“Ở DA KĐT mới Thịnh Liệt, cá nhân tôi cho rằng, hoàn toàn có thể kiến nghị rút giấy phép thực hiện DA của CĐT Licogi.” LS Phạm Ngọc Minh khẳng định.

Cũng liên quan đến vấn đề chậm tiến độ tại DA Khu ĐTM Thịnh Liệt, ông Trần Huy Giang, cán bộ Trung tâm Quỹ đất Quận Hoàng Mai cho biết, mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã phê bình gay gắt CĐT và các ngành chức năng quận Hoàng Mai trong công tác triển khai đền bù GPMB tại DA KĐT mới Thịnh Liệt.

“Ngay sau khi Thành phố có kết luận về trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc chậm triển khai dự án và chỉ đạo các ban, ngành vào cuộc quyết liệt thực hiện việc GPMB và sớm đầu tư xây dựng dự án, UBND quận Hoàng Mai đã có buổi họp với chủ đầu tư liên quan về tái định cư. Tại buổi làm việc, chủ đầu tư đã có cam kết thực hiện mua 50 căn hộ chung cư tại KĐT Long Biên làm nhà tái định cư cho dân. Sau khi chủ đầu tư có hợp đồng mua bán nhà cụ thể, quận sẽ tổ chức họp dân và tiến hành bốc thăm lấy nhà. Nếu hộ dân không chấp nhận phương án này, họ có thể nhận đền bù theo phương án hỗ trợ tiền” – ông Giang cho biết.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch Thường trực HÐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, trong một đợt kiếm tra tiến độ các DA trên địa bàn Hà Nội đã cho rằng: Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có hàng trăm dự án bất động sản "treo", chậm tiến độ gây bức xúc trong nhân dân và lãng phí tài nguyên đất. Chính vì vậy, quan điểm của HÐND thành phố là sau khi rà soát, kiểm tra, giám sát, nếu chủ đầu tư, đơn vị thi công không đáp ứng, bảo đảm các yêu cầu, tiến độ đề ra thì sẽ kiến nghị thu hồi dự án.

Mới đây, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ ngành địa phương khác kiểm tra, rà soát 55 tỉnh thành trong đó trực tiếp kiểm tra 11 thành phố lớn Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng...

Sau khi kiểm tra, Bộ Xây dựng đã báo cáo đề xuất trình Thủ tướng xem xét, ra quyết định thu hồi các dự án chậm tiến độ dựa trên các tiêu chí như dự án đã được phê duyệt nhưng chưa giải phóng mặt bằng, những dự án đã giải phóng được 50%..., Đối với dự án chậm triển khai, Bộ cũng đề xuất cho chuyển đổi mục đích sử dụng để tránh tình trạng lãng phí tài nguyên đất. Cũng theo đề xuất của Bộ thì số lượng dự án bị thu hồi có thể lên đến 30-40%.

Bạn đọc có thông tin, đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo xin vui lòng gọi qua số ĐT: 0916 950 168. Email: [email protected]

Ninh Dũng  
Hàng xóm góp gạo, củi khô lo hậu sự cho nạn nhân vụ cháy nhà ở Trung Kính - Hà Nội
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm