Thứ hai, 17/03/2025 00:57     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 04/05/2023 05:30

Ăn nhiều hàu có giúp sinh con trai?

Với mong muốn sinh con trai, không ít cặp đôi tin rằng chỉ cần ăn nhiều hàu sẽ sớm có được quý tử. Việc làm này liệu có đúng?

Hàu vốn là thực phẩm hải sản bổ dưỡng, được nhiều người cho rằng là "trợ thủ đắc lực" hỗ trợ trong chuyện "chăn gối" của nam giới. Thậm chí, còn nhiều ý kiến cho rằng, các cặp vợ chồng muốn có quý tử chỉ cần ăn nhiều hàu.

an-hau-nhieu-co-tot-khong_735465823

Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, Ths.BS Phan Chí Thành, Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, hàu chứa các thành phần dinh dưỡng. Thông thường khoảng 6 con hàu cỡ trung bình sẽ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng với Calo (50), chất béo (1 gram), chất đạm (6 gram), carbohydrate (5 gram).

Hàu cũng là nguồn thức ăn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, bao gồm vitamin B12 tốt cho não bộ, sắt, vitamin D, đồng, kẽm, magie, mangan, selen. Bên cạnh đó, hàu cũng là nguồn cung cấp axit béo không bão hòa omega - 3 dồi dào, chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể con người.

Theo vị chuyên gia này, trong y học cổ truyền, ăn hàu giúp tráng dương, bổ tinh, dưỡng huyết, có thể chữa mất ngủ, giảm nồng độ cholesterol, giảm huyết áp, làm lành vết thương, cải thiện rối loạn tiền mãn kinh, làm đẹp. Đặc biệt, hàu chứa rất nhiều kẽm, một trong những thành phần quan trọng giúp cơ thể sản sinh hormone sinh dục nam testosterone, tăng sản xuất tinh trùng cũng như ham muốn tình dục.

“Nhiều người vẫn tin rằng, ăn nhiều hàu giúp sinh con trai, tuy nhiên đây là một thông tin hoàn toàn không đúng. Bổ sung hàu chỉ là tăng cường sinh lý, tăng khả năng sản xuất tinh trùng hơn”, BS Thành khẳng định.

Bác sĩ Thành cũng khuyến cáo, hàu tuy bổ dưỡng nhưng không nên ăn quá nhiều cùng lúc hay ăn quá thường xuyên để tránh tăng lượng cholesterol, dẫn đến nguy cơ cao mắc các căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp, đột quỵ.

"Do hàu sống trong môi trường biển, có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, ấu trùng sán..., nên khi ăn hàu mọi người cần chế biến sạch trước khi ăn. Một số người bị dị ứng hải sản cần chú ý khi ăn để tránh bị kích ứng, nổi ban đỏ, mề đay, ngứa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

Những người có bệnh gan, bệnh mạn tính, bệnh tiêu hóa không nên ăn quá nhiều hàu do loại thực phẩm này có hàm lượng đạm và kẽm cao có thể khiến hệ tiêu hóa làm việc với tần suất lớn, dẫn đến khó tiêu, đau bụng hoặc tiêu chảy", bác sĩ Thành lưu ý.

Thúy Ngà  
Phụ nữ mang thai ăn nhiều có tốt không?
Đau nhức xương khớp sau sinh có tự khỏi được không, điều trị thế nào?
Thai phụ 23 tuổi bị xoắn u buồng trứng hiếm gặp
Chế độ thai sản ở các nước trên thế giới: Trợ cấp cao nhưng bất ngờ nhất là Mỹ
Mẹ ốm nghén con thông minh: Quan niệm này đúng không?
Sản phụ 21 tuổi 'đẻ rơi' con tại nhà
Cứu sống sản phụ người nước ngoài  bị vỡ tử cung nguy kịch
Bà bầu mắc cúm A ảnh hưởng thế nào, phòng tránh ra sao?
Nỗi niềm khó nói tuổi xế chiều
Quý ông 'rủ nhau' khám bệnh tình dục sau Tết
Hậu quả tai hại sau một lần trót thèm 'của lạ'
Chữa bệnh huyết trắng có mùi hôi
Gần 7.000 khách hàng được cung cấp dịch vụ SKSS tại Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương
Mang thai tuần 36 vẫn quyết mổ sớm để... tránh tuổi xung khắc
Thai phụ suýt gây hoạ lớn do từ chối đến phòng khám
Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Bình tuyên truyền chăm sóc SKSS/KHHGĐ qua Facebook, Zalo
Tết Nguyên đán, thời điểm vàng “hâm nóng” tình yêu: Bí quyết giúp nam giới tự tin hết “yếu”
Phòng khám Hội KHHGĐ Việt Nam nâng cao hiệu quả nhờ đa dạng các dịch vụ SKSS/KHHGĐ
Tranh cãi hình ảnh sản phụ được “bọc kín” trong túi nylon khi xuất viện
Nỗi khổ của quý ông từ 'thủ phạm' bao cao su
Xem thêm