Thứ tư, 12/02/2025 21:42     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 06/02/2024 17:44

Ngộ độc nguy kịch sau khi ăn lá lộc mại kèm thịt chó

Sau khi ăn thịt chó kèm lá cây lộc mại cùng gia đình, nữ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, da xanh vàng, không nôn, đại tiện phân vàng, nước tiểu sẫm màu.

Khoa Nội hô hấp tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ K.T.T. (31 tuổi, ở Vĩnh Phúc) nhập viện vì lý do mệt mỏi, tiểu sẫm màu sau khi ăn lá lộc mại ngày thứ 4.

Bệnh nhân cho biết, chị có tiền sử khỏe mạnh, chưa phát hiện bệnh lý gì. Cách thời điểm vào viện 04 ngày, bệnh nhân cùng gia đình 5 người có ăn lá lộc mại kèm với thịt chó. Sau khi ăn xong, bệnh nhân mệt mỏi nhiều và tiểu sẫm màu.

Tình trạng ngày càng tăng, đến ngày thứ 4 tình trạng trở nặng nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ thăm khám. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, da xanh vàng, không nôn, đại tiện phân vàng, nước tiểu sẫm màu.

Thit-cho01

Sau khi ăn thịt chó kèm lá cây lộc mại cùng gia đình, nữ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Sau khi được các bác sĩ cấp cứu, sơ bộ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc mất máu – thiếu máu nặng, nghi tan máu cấp. Bệnh nhân được xử trí đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, truyền dịch, truyền máu và làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán.

Sau 08 ngày điều trị, sức khỏe người bệnh đã ổn định và được ra viện và được tư vấn thêm bởi bác sĩ chuyên khoa Huyết học về bệnh thiếu men G6PD.

BSCKII. Bùi Mạnh Cường – Trưởng khoa Nội hô hấp – Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết: Cây lộc mại (hay còn gọi là lục mại, mọ trắng, rau mại, rau mọi...) là loại cây thảo dược, thân gỗ, thuộc họ thầu dầu, có độc tính rất cao.

Thit-cho02

Lá cây lộc mại bệnh nhân ăn kèm với thịt chó (Ảnh: BVCC).

Trong Đông y, cây lộc mại có tác dụng chữa táo bón, kiết lỵ cấp tính hoặc dùng ngoài da chữa lở ngứa, nhưng cần dùng với liều chuẩn, dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc, nếu không dễ dẫn đến ngộ độc.

Khi dùng với số lượng lớn lá cây lộc mại có thể gặp tình trạng đau bụng, đầy bụng, rối loạn nhịp tim, người mệt yếu, da xanh, tiểu màu đỏ… và có thể gây ra tan máu cấp. Nguy cơ ngộ độc nặng có thể xảy ra với một số trường hợp mắc các bệnh lý về máu, bệnh lý di truyền như người bệnh thiếu men G6PD giống trường hợp người bệnh T.

Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tự ý sử dụng lá lộc mại hay các loại lá cây khác để ăn hoặc chữa bệnh theo những kinh nghiệm dân gian hay truyền miệng không có căn cứ vì dễ dẫn đến những hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Khi có biểu hiện ngộ độc, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Nam Anh  
34 cán bộ lãnh đạo TP Hải Phòng xin nghỉ hưu trước tuổi
Học sinh THPT Hà Nội lấy nước mắt người xem qua vở kịch thời chiến
4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng
Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?
“Cha đẻ” Baby Three: Từ người bán cơm chiên đến doanh thu 7 tỷ đồng nhờ xé túi mù
Chùa cổ lịch sử hơn 600 năm tại Hà Tĩnh
Vì sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu?
Điều gì xảy ra khi phơi quần áo trong nhà?
Những địa điểm có thể xuất hiện băng giá, mưa tuyết cuối tuần này
Cách lạy Phật đúng nhất mang lại nhiều ơn ích khi đi lễ chùa
Báo chí truyền cảm hứng mạnh mẽ để nhân dân tự tin bước vào kỷ nguyên mới
Phiên chợ ném cà chua cầu may ở Thanh Hóa
Hy mọng mới của ngư dân nuôi trồng biển ở Quảng Ninh
Mùa xuân an yên sau những ngày giông bão
Người dân quay lại Thủ đô sau kỳ nghỉ Tết cần lưu ý gì để tránh ùn tắc?
Vì sao nhiều người sợ đi làm sau kỳ nghỉ dài?
Lì xì điện tử đang thay thế phong bao truyền thống
Hơn 200 người đến khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ ngày đầu Tết
Tết ấm tình người của người phụ nữ nghèo đánh rơi 1,5 triệu đồng khi đi chợ
Ném quýt tìm người yêu và muôn kiểu đón Tết độc đáo ở các nước châu Á
Xem thêm