Thứ hai, 29/04/2024 07:08
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 22/11/2023 06:30

Ăn cháo trắng bữa sáng: Tiện lợi nhưng gây hại sức khỏe

Cháo trắng là món ăn sáng phổ biến ở một số nước châu Á do dễ ăn, dễ chế biến hoặc được bán sẵn nhiều. Tuy nhiên, ăn cháo vào bữa sáng trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe.

Để giữ gìn sức khỏe trong mùa thu đông, nhiều người thích chọn ăn cháo vào buổi sáng để ấm bụng và ấm cơ thể. Theo quan điểm của không ít người, ăn cháo còn có tác dụng tăng khả năng chống rét, giảm nguy cơ bị cảm lạnh.

Với những người chán ăn, miệng bị nhạt, ăn một bát cháo loãng nhỏ cũng bổ sung dinh dưỡng và kích thích cảm giác thèm ăn. Thế nhưng, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn cháo vào bữa sáng không tốt cho sức khỏe, thậm chí nặng hơn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng nếu như ăn không đúng cách.

chao

Ảnh minh họa.

Nguồn dinh dưỡng đơn lẻ

Một số người cho rằng cháo rất giàu chất dinh dưỡng vì chứa tinh bột. Thực tế, cháo có giá trị dinh dưỡng nhất định nhưng thành phần tương đối đơn lẻ. Hàm lượng nước trong cháo cao trong khi protein, vitamin và các chất dinh dưỡng khác tương đối thấp. Sau khi nấu chín, chất dinh dưỡng của cháo còn bị suy giảm đáng kể. Hơn nữa do cháo loãng nên dù là người lớn hay trẻ em, cơ thể đang trong giai đoạn phát triển mà thường xuyên ăn cháo vào bữa sáng sẽ rất dễ có cảm giác đói vì tốc độ tiêu hóa quá nhanh.

Là bữa ăn quan trọng nhất trong ba bữa ăn, bữa sáng cần bổ sung protein, axit amin, vitamin và chất xơ cho cơ thể. Bữa ăn không đủ chất có thể tác động tiêu cực đến thể lực, tâm trạng con người suốt cả ngày. Đối với trẻ em, cơ thể đang trong giai đoạn phát triển quan trọng, nếu ăn sáng bằng cháo kéo dài có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.

Đặc biệt, nhiều cha mẹ hiện có thói quen ninh xương lợn, xương gà... lấy nước để nấu cháo vì nghĩ rằng sẽ tăng thêm chất và bổ sung canxi cho trẻ. Thực tế, trong nước xương chứa rất ít đạm, chỉ đáp ứng được 1/30 nhu cầu đạm mỗi ngày của trẻ. Ngoài ra, canxi trong nước xương hầm cũng thấp, chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu canxi của trẻ. Bên cạnh đó, tỷ lệ canxi - phốt pho trong nước xương không cân đối, canxi cao nhưng phốt pho thấp nên nếu trẻ ăn cháo nấu từ nước dùng này sẽ khiến cơ thể phải lấy phốt pho từ xương, dẫn đến việc trẻ dễ bị còi xương thứ phát.

Nếu vẫn muốn ăn cháo vào bữa sáng thường xuyên nên bổ sung các thực phẩm khác để tăng dinh dưỡng như thêm trứng, thịt, đậu.

chao 0

Ảnh minh họa.

Chỉ số đường huyết cao

Thành phần chính của cháo trắng là gạo và nước, trong đó gạo có hàm lượng tinh bột cao. Khi ăn cháo trắng, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng do tinh bột trong cháo rất dễ hấp thụ.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, cơ thể không có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu một cách hiệu quả nên việc ăn cháo trắng trong thời gian dài dễ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Để hạ thấp chỉ số đường huyết của cháo trắng, có thể thêm một số loại ngũ cốc hoặc rau quả khi nấu, chẳng hạn như yến mạch, bí ngô. Những thực phẩm này giàu chất xơ và protein, có thể làm chậm quá trình tăng đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Một số vấn đề khác

Thông thường, thức dậy lúc 6 - 10 giờ sáng là giai đoạn huyết áp cao nhất, các mạch máu rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Ăn nhiều cháo nóng sẽ kích thích sự giãn nở của các mạch máu, điều này sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và tăng gánh nặng bơm máu cho tim.

Nếu mắc các bệnh lý cơ bản như xơ vữa động mạch, mảng bám…, các mảng xơ vữa không ổn định có thể bị rơi ra khi lưu lượng máu thay đổi đột ngột, có thể gây huyết khối.

chao-duong-sinh

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, khi ăn cháo trắng nhiều người còn kèm theo trứng muối, váng đậu và các loại dưa chua, nếu thường xuyên ăn những món nhiều muối này sẽ gây hại cho thận và gan ở mức độ nhất định.

Ngoài cháo, bánh quẩy cũng là món không nên ăn vào bữa sáng. Thường xuyên ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ vào bữa sáng cũng sẽ dẫn đến lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao, đối với người cao tuổi còn có thể mắc các bệnh như tăng mỡ máu.

Hơn nữa, so với cháo trắng, các loại đồ ăn kèm như bánh quẩy, bột chiên, làm từ bột mì sẽ làm tăng đường nhanh hơn, đặc biệt là các chất độc hại có trong bột chiên xù không chỉ gây ra bệnh Alzheimer mà còn cũng ảnh hưởng đến não.

Ngoài ra, thức ăn nóng nếu vượt quá 65 độ C có thể gây bỏng niêm mạc. Mặc dù niêm mạc có thể tự phục hồi nhưng nếu ăn đồ nóng hàng ngày, niêm mạc sẽ bị tổn hại, theo thời gian có thể gây ra nhiều vấn đề như loét, viêm mãn tính, và thậm chí ung thư. Do đó, ăn cháo không nên nóng quá.

Phương Anh (Theo Aboluowang)  
Ngủ bên chồng, mơ “làm chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Xem thêm