Chủ nhật, 23/03/2025 14:51     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 14/02/2025 05:00

Ai cần tiêm vắc xin cúm?

Tiêm vắc xin ngừa cúm tạo nên “lá chắn” giúp hệ miễn dịch chống đỡ được virus khi có dịch. Vậy đối tượng nào cần tiêm vắc xin cúm?

Bệnh cúm mùa (seasonal flu) đã có từ rất lâu, ở hầu hết nơi trên thế giới, thường gây ra bởi virus cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Loại vi rút này lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Đáng nói, trong những ngày thời tiết liên tục trở lạnh, mưa, gió mùa, bệnh cúm có chiều hướng gia tăng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê, mỗi năm có khoảng một tỉ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng, 290.000 đến 650.000 trường hợp tử vong. Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm, trong đó năm 2024 ghi nhận hơn 287.000 ca mắc, 8 ca tử vong.

Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định, cách hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm mùa là tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch, bởi hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu trong khi vắc xin cúm đã được chứng minh an toàn, hiệu quả và đã được sử dụng trong hơn 60 năm qua.

Ảnh minh họa/Nguồn: Getty

Ai cần tiêm vắc xin cúm?

Trên thực tế, hầu hết những người mắc cúm thường ở tình trạng nhẹ, không cần chăm sóc y tế hoặc thuốc kháng virus và nhanh chóng hồi phục trong vòng vài ngày đến dưới 2 tuần.

Tuy nhiên, cúm mùa lại không đơn giản như nhiều người lầm tưởng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cúm mùa có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi, nhiễm trùng tai, co giật,…. và những hệ lụy không ngờ như đau tim, đột quỵ,…

Chính vì vậy, vắc xin cúm không chỉ quan trọng với trẻ em, mà còn cần thiết cho cả người lớn.

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ ai cũng có thể mắc cúm mùa, không phân biệt độ tuổi, giới tính,… đặc biệt nhóm đối tượng có nguy cơ cao dễ gặp biến chứng nhất, được khuyến khích cần tiêm phòng cúm mùa càng sớm càng tốt.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, nhóm trẻ (6 tháng đến 17 tuổi) được tiêm vắc xin cúm đã giảm tình trạng gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe từ 59 – 67%, giảm khả năng nhập viện vì cúm từ 52- 61%.

Đồng thời, vắc xin cúm mang lại hiệu quả bảo vệ cho cả người lớn, giảm nguy cơ thăm khám bệnh do cúm hơn 33 – 49%, giảm khả năng nhập viện từ 41 – 44%. Ở người cao tuổi, vắc xin cúm cũng hạ thấp tỷ lệ nhiễm cúm, thăm khám bác sĩ hơn 41 – 51% và khả năng nhập viện vì cúm hơn 42%.

CDC Hoa Kỳ ước tính, trong mùa cúm 2022 – 2023, việc tiêm vắc xin phòng cúm đã ngăn ngừa khoảng 6 triệu ca mắc cúm, giảm 2,9 triệu lượt khám bệnh liên quan đến cúm mùa, 65.000 ca nhập viện và 3.700 ca tử vong do cúm.

Tổ chức Y tế Thế giới và các hiệp hội về bệnh hô hấp, tim mạch đều đưa ra khuyến cáo những đối tượng sau nên chủ động tiêm phòng cúm hàng năm để phòng bệnh:

- Bất kỳ ai từ 6 tháng tuổi trở lên, có bệnh nặng hay không, đều nên tiêm phòng cúm;

- Người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu;

- Người mắc các bệnh nền, bệnh mạn tính, bệnh ung thư...;

- Người nhiễm HIV/AIDS;

- Phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai;

- Trẻ em dưới 5 tuổi...

Vắc xin cúm mùa sẽ giúp hệ miễn dịch chống đỡ được virus khi có dịch cúm. Nếu mắc bệnh, người bệnh sẽ giảm nguy cơ tiến triển nặng. Ngoài ra, việc tiêm phòng vaccine cúm cần nhắc lại hàng năm chứ không phải tiêm một lần mà miễn dịch lâu dài.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nếu mắc cúm mùa cần phải được theo dõi chặt chẽ, vì virus cúm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai có thể gây dị dạng thai. Vì vậy, phụ nữ trước khi mang thai cần chủ động tiêm vắc xin phòng cúm, kể cả khi đã có thai vẫn có thể tiêm phòng.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Tuy nhiên, bên cạnh các đối tượng được khuyến khích tiêm vắc xin cúm cũng có một số trường hợp chống chỉ định bao gồm:

- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi;

- Những người bị dị ứng nghiêm trọng, có thể phản ứng quá mẫn nặng đe dọa tính mạng hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin , có thể bao gồm gelatin, kháng sinh hoặc các thành phần khác.

Ngoài ra, những đối tượng nên thận trọng và trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi chích ngừa cúm như:

- Người bị dị ứng với trứng và người mắc Hội chứng Guillain-Barré (một căn bệnh liệt nặng, còn được gọi là GBS);

- Người đang cảm thấy sức khỏe không tốt như đang điều trị các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, bị sốt vừa hay sốt cao.

Ngoài tiêm chủng, người dân nên chú ý áp dụng các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu như tăng cường vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, vệ sinh tay, giữ ấm, ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Vệ sinh môi trường như tránh không khí ẩm thấp, thiếu ánh nắng, vệ sinh bề mặt, hạn chế tiếp xúc nơi đông người cũng giúp phòng bệnh cúm.

Phương Anh  
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An:  Công tác quản lý y tế còn nhiều 'lỗ hổng' cần 'bịt kín'
Vingroup tài trợ 1.000 tỷ đồng cho “đề án cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia”
Vinmec là hệ thống y tế số 1 Việt Nam dành cho người nước ngoài
Bị bạn học đẩy ngã, bé trai 8 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh phổi hiếm gặp
Bộ Y tế đưa 5 khuyến cáo phòng bệnh sởi lan nhanh
33 tuổi phát hiện u xương từ triệu chứng đau ai cũng từng gặp
3 giờ phẫu thuật lấy khối u buồng trứng nặng 15kg cho nữ bệnh nhân
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
Bé trai 11 tuổi mắc bệnh ác tính hiếm gặp
Cựu bác sĩ Đội tuyển Việt Nam chỉ 6 chấn thương thường gặp  khi chơi bóng và cách hồi phục
Khuyên lưỡi rơi vào dạ dày khi ăn cơm
Người đàn ông chấn thương sọ não biến chứng được cứu sống thần kỳ
Đau xương khớp khi trời lạnh, bác sĩ nói gì?
Nhiễm trùng nghiêm trọng từ vết xước nhỏ trên má
Nữ bác sĩ bỏ tiền túi làm xét nghiệm cho bệnh nhân
Thành lập Trung tâm Chăm sóc khách hàng Danka Việt Nam
Xem thêm