Thứ tư, 17/04/2024 10:28
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 08/05/2021 14:00

8 lời khuyên của chuyên gia để giữ phổi khoẻ, tránh bệnh tật

Trong gần hai năm trở lại đây, sống trong hiểm họa Covid, ai cũng quan tâm hơn đến sức khỏe nói chung và sức khỏe phổi nói riêng. Ngoài việc thực hiện đúng 5K của Bộ Y tế và tiêm phòng vắc xin ngừa Covid, 8 cách đơn giản sau đây giúp giữ cho phổi của bạn khỏe mạnh.

Bỏ thuốc lá

Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại. Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nghiên cứu cho thấy, việc tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá trước khi sinh có liên quan đến việc suy giảm chức năng phổi và tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn ở trẻ em. Ở người lớn, tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá dẫn đến hen suyễn, suy giảm chức năng phổi, tăng độ nhạy cảm của phế quản. Khói thuốc lá gây viêm mãn tính và thu hẹp đường thở làm cho việc thở khó khăn hơn. Theo thời gian, khói thuốc lá có thể phá hủy các mô phổi, do đó làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Empty

Thuốc lá - thủ phạm chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dẫn đến suy hô hấp (Ảnh minh họa)

Tránh khói thuốc lá

Khói thuốc thụ động rất độc và gây hại cho phổi và sức khỏe tổng thể. Bạn có thể làm một số điều sau để tránh khói thuốc: Không cho phép người khác hút thuốc trong nhà, xe hơi hoặc nơi làm việc của bạn; Tránh những nơi công cộng cho phép hút thuốc; Lưu trú tại các khách sạn không khói thuốc khi đi du lịch để tránh khói thuốc còn sót lại từ những khách ở trước đó.

Hạn chế tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm

Ngoài khói thuốc lá, có nhiều chất ô nhiễm khác có trong không khí có hại cho phổi cũng như sức khỏe tổng thể của bạn. Ngay cả các loại nước hoa tổng hợp được sử dụng trong các sản phẩm giặt là và làm mát không khí cũng thải ra các hóa chất độc hại. Khi xây dựng hoặc tu sửa nhà, hãy lựa chọn các vật liệu thân thiện với môi trường như tủ không chứa formaldehyde, sơn chứa ít hoặc không có hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC: Volatile Organic Compound).

Cải thiện không khí trong nhà

Một số cây trồng trong nhà hoạt động như một máy lọc không khí tự nhiên vì chúng lọc ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi phổ biến (VOC) bao gồm formaldehyde, benzen và trichloroethylene. Sử dụng các cây trồng trong nhà có thể hút các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như dương xỉ, huệ tây, cọ lá tre, lô hội, cây thường xuân, cây huyết dụ và những loại cây khác. Đảm bảo giữ cho tán lá không có bụi. Không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì có thể dẫn đến nấm mốc phát triển. Hạn chế tối đa việc sử dụng chất tẩy rửa mạnh và chất tẩy rửa có mùi thơm nồng. Tránh sử dụng bình xịt dạng xịt. Đảm bảo thông gió đầy đủ trong nhà.

Empty

Dương xỉ được ví như một máy lọc không khí tự nhiên, loại cây nên trồng trong nhà (Ảnh minh họa)

Thực hiện các bài tập thở sâu hằng ngày

Không đủ ôxy thường khiến mọi người dễ mắc các bệnh về phổi hoặc thậm chí là các bệnh về tim. Bạn có thể dễ dàng tăng cường phổi của mình bằng các bài tập thở sâu thường xuyên có thể giúp loại bỏ các chất độc có thể tích tụ trong phổi, cải thiện hoạt động của phổi và làm thông thoáng đường thở. Ngồi ở một nơi thư giãn và yên tĩnh. Nhắm mắt và hít thở sâu bằng mũi. Đếm đến năm, từ từ hít vào sâu, giữ hơi thở trong vài giây, sau đó thở ra từ từ. Lặp lại bài tập thở này từ 6 đến 8 lần trong ngày. Thở sâu này hàng ngày để giúp làm sạch phổi và giúp bạn không bị căng thẳng. Tập Yoga và thiền định cũng rất tốt để điều hòa hơi thở.

Empty

Tập thở sâu, Yoga và ngồi thiền giúp làm sạch phổi và điều hòa hơi thở (Ảnh minh họa)

Ăn đúng loại thực phẩm

Sự kết hợp khoa học các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống có thể giúp chức năng phổi khỏe mạnh và làm sạch phổi khỏi các độc tố có hại. Bạn nên chọn các loại thực phẩm và thảo mộc giúp giải độc và giàu chất chống oxy hóa như tỏi, hành tây, ớt, gừng, nghệ, lựu, táo, bưởi, trà xanh, bạc hà... Chọn các nguồn protein tốt như sữa, pho mát, cá, các loại hạt và thịt gia cầm trong chế độ ăn uống của bạn để giúp duy trì cơ hô hấp khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy khó thở do COPD thường liên quan đến lượng folate thấp. Ăn thực phẩm giàu folate như đậu lăng và đậu đen để phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Chọn các loại carbohydrate phức hợp, như bánh mì và mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau. Hạn chế carbohydrate đơn giản (đường ăn, kẹo, bánh và nước ngọt thông thường). Chọn chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa không chứa cholesterol. Hạn chế thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa.

Empty

Để giúp phổi khỏe mạnh, nên chọn các loại thực phẩm và thảo mộc giúp giải độc và giàu chất chống oxy hóa như tỏi, hành tây, ớt, gừng, nghệ,...

Tích cực tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một cách tuyệt vời để tăng dung tích phổi, giữ cho tim và cơ bắp được cung cấp đầy đủ oxy, sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh và tâm trạng tốt hơn. Tập thể dục ít nhất 20-30 phút mỗi ngày, thực hiện 5 ngày trong một tuần. Áp dụng các bài tập thể dục củng cố các cơ bao quanh phổi như aerobic, đi bộ, bơi lội, khiêu vũ hoặc đi xe đạp. Trong khi tập thể dục, bạn nhớ hít thở sâu hơn và thường xuyên hơn.

Khám sức khỏe định kỳ

Để đảm bảo phổi khỏe mạnh và hoạt động bình thường, nên khám sức khỏe thường xuyên vì nhiều bệnh về phổi không được phát hiện cho đến khi chúng trở nên nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng phổi của bạn và phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Empty

Khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng phổi của bạn và phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào (Ảnh minh họa)

Luôn hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng của các vấn đề về phổi, như khó thở trong các hoạt động đơn giản, đau khi thở, chóng mặt khi thay đổi hoạt động hoặc ho dai dẳng.

->Tips chăm sóc sức khỏe chống dịch Covid-19 hiệu quả

Xem thêm: 7 thực phẩm giúp tăng cường sinh lý nữ hiệu quả (Nguồn: Emdep)

Ánh Dương (Nguồn: TS.BS. Lê Thanh Hải)  
Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Người cao và người thấp, ai sống thọ hơn?
Đầu tư 100 triệu USD phát triển thuốc điều trị trầm cảm, bệnh thần kinh
Nước lọc sử dụng được trong bao lâu?
Phòng ngừa mắc u phổi hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên
Bữa ăn thực dưỡng đánh bay mỡ máu cao
Cụ bà 74 tuổi có 2 bàng quang
Chú rể nhập viện cấp cứu ngay trong ngày cưới
Người ăn nhanh và ăn chậm, ai khỏe hơn?
Tin lời 'ngậm vòng chữa viêm họng”, người phụ nữ nuốt luôn chiếc vòng đá
Cảnh báo bệnh về da thường gặp trong mùa hè và cách phòng tránh
Dễ tức giận là dấu hiệu của bệnh gì?
Chồng như 'hổ đói' bất ngờ biến thành 'mèo ngoan' sau cánh cửa phòng ngủ
Mất thị lực, tổn thương não sau 2 tuần uống detox giảm cân siêu tốc
Chó hàng xóm nặng 20kg cắn phải khâu gần 70 mũi
Bà ngoại hiến gan cứu sống cháu gái 2 tuổi
Giải pháp đối phó viêm thanh quản mạn tính từ thảo dược
Ngủ trưa 6 phút hay 60 phút?
Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm?
Cứu 'của quý' cho thợ nhôm bị máy cưa cắt gần đứt lìa
Xem thêm