7 loại cây vừa chữa bệnh vừa làm đẹp không gian ngôi nhà
Xung quanh ta có khoảng 450.000 loài thực vật, trong số đó gồm 35.000-70.000 loài được sử dụng cho nền y học trên toàn cầu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra 7 loại cây phổ biến vừa chữa bệnh vừa làm đẹp không gian sống.
Cây bạch quả
Cây bạch quả là một trong những loại thảo mộc được sử dụng nhiều nhất trong y học Trung Quốc. Lợi ích của cây bạch quả đến từ hàm lượng chất chống oxy hóa cao và các đặc tính chống viêm của nó. Các nghiên cứu cho thấy cây bạch quả hữu ích đối với người mắc chứng mất trí nhớ nhẹ và mệt mỏi bởi công việc hàng ngày.
Cây hoa cúc La Mã
Cúc la mã là một loài cây hoa dại dễ sống, ưa nắng, ưa đất cát. Hoa cúc đã được sử dụng hàng ngàn năm và có một số nghiên cứu cho thấy lợi ích của hoa cúc chẳng hạn như làm tăng chất lượng giấc ngủ, điều hòa lượng đường trong máu và thậm chí rất có lợi cho bệnh ung thư tuyến giáp. Hoa cúc này thường được dùng pha cùng trà hoặc chiết xuất thành dầu thơm.
Cây hoa cúc tím
Đây là một trong những loại thảo mộc phổ biến nhất trên toàn thế giới. Hoa cúc tím rất hiệu quả trong việc thúc đẩy chất chống oxy hóa và được biết đến với lợi ích khi trồng, đó là tác động vào hệ thống miễn dịch, có thể giảm lo lắng, căng thẳng cho người sống trong nhà.
Cỏ thơm
Mặc dù cây cỏ thơm cũng là họ nhà cúc nhưng lợi ích của nó lại hoàn toàn khác. Cỏ thơm được sử dụng để hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt, trị viêm khớp, bệnh vảy nến, dị ứng, hen suyễn, ù tai, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa.
Bạn có thể trồng cỏ thơm ở ban công hay góc bếp, hương thơm của chúng sẽ giú bạn giảm đau đầu chóng mặt, tăng khả năng tỉnh táo.
Cây gừng
Gừng không chỉ tăng thêm hương vị cho các món ăn khác nhau mà chúng còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Hương thơm nhẹ nhàng cùng vẻ đẹp xanh mát của gừng mang đến nét đẹp ấn tượng cho không gian sống. Với những người mang thai, hương thơm của gừng có thể giảm buồn nôn, ốm nghén. Dùng lá của gừng có thể giúp giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả.
Ngày nay, nhiều gia đình thành thị đang hướng đến việc trồng gừng làm cảnh cũng như lấy củ để ăn. Gừng trồng không hề khó, bạn nên đặt chậu ở những nơi có đầy đủ ánh sáng với nhiệt độ khoảng 24-29 độ C, tưới nước đủ ấm 2 – 3 ngày. Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới đẫm 1 lần/ngày.
Cây hương thảo
Giống như gừng, hương thảo đã được sử dụng trong thế giới ẩm thực từ lâu và mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta. Loại thảo mộc này là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng giảm trầm cảm và lo lắng cũng như cải thiện trí nhớ.
Cây lô hội
Nha đam là một loại cây siêu phổ biến đã được sử dụng hàng ngàn năm. Một số nghiên cứu cho thấy nó có thể có lợi khi bôi tại chỗ để điều trị bỏng (bao gồm cả cháy nắng), làm dịu da mẩn đỏ và làm dịu các kích ứng liên quan đến mụn trứng cá.
-> 6 loại cây cảnh trồng trong nhà vừa đẹp lại ít tốn công chăm sóc