7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm, người trẻ cũng dễ mắc
Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Vì thế cần nhận biết dấu hiệu để phát hiện và xử lý kịp thời nếu xảy ra với bất kỳ ai.
Đột quỵ xảy ra tương tự như một cơn đau tim, nhưng trong trường hợp này, nó "tấn công" vào não của chúng ta. Các triệu chứng của đột quỵ thường phát triển nhanh chóng nhưng đôi khi có thể mất hàng giờ hoặc thậm chí vài ngày để bạn kịp nhận thấy được có điều gì đó không ổn trong cơ thể. Vì vậy, dưới đây là những dấu hiệu ảnh báo cơn đột quỵ nguy hiểm sắp xảy ra.
Đột nhiên đứng không vững
Cảm giác hoa mắt chóng mặt thường xuất hiện trước khi bị đột quỵ. Người bị cũng có thể đối mặt với tình trạng tê liệt hoặc suy yếu một bên chân khiến cho dáng đứng trở nên xấu hơn.
Có dấu hiệu liệt một bên người
Mỗi bên bán cầu não đều ảnh hưởng tới bên đối diện của cơ thể. Như vậy có nghĩa là nếu bạn bị chảy máu ở não phải thì phần bên trái có khả năng bị tê liệt hoặc ngược lại. Vậy nên trước khi đột quỵ, một người thường cảm thấy mệt mỏi bất thường, tê liệt một bên người, xuất hiện chủ yếu ở tay và chân.
Ảnh minh họa
Mất thị lực một bên mắt
Biểu hiện mất thị lực một bên mắt có thể xuất hiện nhưng không rõ ràng như các dấu hiệu yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ. Nếu nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
Mặt méo
Nếu mặt đột nhiên bị chảy xệ hoặc không kiểm soát được cơ mặt khi biểu hiện cảm xúc thì bạn cần đến bác sĩ ngay.
Khó nói chuyện
Một biểu hiện nữa cho thấy cơn đột quỵ sắp đến là khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được. Bạn có thể lặp đi lặp lại một cụm từ để kiểm tra xem mình có nói nhịu hay không.
Cười không đối xứng
Do đã bị liệt nửa người nên một góc miệng sẽ không di chuyển khiến nụ cười không đối xứng.
Không thể nhấc tay lên
Hãy nhấc 2 tay lên ở góc 90 độ trong 5 giây, nếu sắp đột quỵ, 1 cánh tay sẽ rơi xuống.
Đối với người đột quỵ, kể từ thời điểm phát bệnh 3 giờ đầu được coi là thời gian kim cương, 3 giờ sau là thời gian vàng. Hãy đi cấp cứu kịp thời để bảo toàn tính mạng.
* Tiêu đề bài viết đã được thay đổi
-> Say nắng và đột quỵ khác nhau thế nào, cách xử lý tốt nhất