Thứ hai, 24/03/2025 16:44     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 01/04/2021 11:30

6 thứ trong phòng khách là nguồn cơn gây căng thẳng

Khi được điều gì có thể gây căng thẳng trong nhà, các nhà trị liệu nổi tiếng đã chỉ ra 6 tác nhân phổ biến.

Phòng khách lộn xộn

Theo nhà trị liệu tâm lý Ahrens, sự vô tổ chức và lộn xộn, như giường không dọn và bát đĩa chất đống thường gây ra căng thẳng.

Sự lộn xộn mang lại cho tâm trí chúng ta nhiều thông tin hình ảnh hơn để xử lý. Bằng cách giải phóng không gian, bạn cũng đang cho tâm trí của mình được nghỉ ngơi.

Cullins cho biết: "Một không gian bừa bộn có thể báo hiệu sự hỗn loạn và khó chịu cho cơ thể chúng ta, từ đó tạo ra cáu bẳn, nóng nảy".

khong gian phong khach Giadinhvietnam (3)

Ảnh minh họa.

Ánh sáng không đủ

Những căn phòng không đủ ánh sáng có thể khiến một số nhiệm vụ khó hoàn thành, trong khi những căn phòng có ánh sáng nhân tạo chói lóa không thể làm mờ đi có thể khiến việc ngủ và thư giãn trở nên khó khăn.

Điều quan trọng là phải xem xét chức năng của từng phòng trong nhà của bạn và mua thiết bị chiếu sáng giúp đạt được mục đích của nó. Thêm đèn, đèn treo tường, bộ điều chỉnh độ sáng hoặc đèn trần có thể giúp xác định lại một không gian thúc đẩy căng thẳng.

khong gian phong khach Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa.

Nhà trị liệu Ahrens sử dụng tông màu trung tính và ánh sáng mặt trời để giữ bình tĩnh. Bà tận dụng ánh sáng tự nhiên trong không gian sống của mình, mở cửa sổ và cửa ra vào để lấy không khí trong lành bất cứ khi nào thời tiết cho phép.

Sống trong một không gian chật chội

Bài trí của một ngôi nhà là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý căng thẳng.

“Không gian mở có thể hấp dẫn hơn đưa chúng ta vào trạng thái mở rộng. Không gian chật hẹp, đặc biệt là nếu không có cửa sổ, có thể tạo ra lo lắng và kích hoạt cơn hoảng loạn.

Trong những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, những người ở trong không gian hạn chế có thể bị ảnh hưởng sinh lý nhẹ hơn như căng thẳng, cảm thấy quá tải và khó tập trung.

Nếu bạn sống trong một không gian không có cửa sổ, các nhà trị liệu khuyên bạn nên ra ngoài trời để cải thiện tâm trạng.

Làm việc và thư giãn trong cùng một không gian

Trong năm 2020, khi nhiều người làm việc ở nhà, mọi người rất khó tách biệt công việc với cuộc sống cá nhân. Nhiều người làm việc ngay tại phòng khách, khiến năng suất công việc không như ý muốn.

"Bằng cách tạo ra một khu vực riêng biệt, nơi dành riêng cho làm việc và thư giãn, bạn không chỉ tạo ra sự tách biệt về thể chất mà còn là sự tách biệt về tinh thần", nhà trị liệu Ariel Sank cho biết.

Việc tách biệt môi trường làm việc có thể khó khăn khi sống trong một không gian nhỏ. Vì thế bạn có thể chỉ cần thay đổi ghế hoặc bàn cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

khong gian phong khach Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa.

Bất cứ thứ gì lỗi thời hoặc cũ nát trong nhà đều gây căng thẳng

Đồ trang trí lỗi thời hoặc đồ nội thất cũ kỹ có thể khiến tinh thần chúng ta suy sụp. Khi chúng ta bị bao quanh bởi những thứ không mang lại cảm giác hấp dẫn, êm dịu, chúng ta có xu hướng dành ít thời gian hơn trong không gian đó”.

Âm thanh hỗn độn

Ahrens nói rằng tiếng ồn là một tác nhân gây căng thẳng phổ biến và nó có nhiều dạng, từ TV đến các cuộc trò chuyện.

"Không phải tiếng ồn nào cũng gây khó chịu hay căng thẳng. Ý tưởng ở đây là quan tâm hơn đến chất lượng và số lượng", Ahrens nói.

Nhà trị liệu Loewen đề nghị tắt TV khi bạn không xem và chú ý đến tiếng ồn của TV khiến bạn cảm thấy như thế nào, đặc biệt là khi đang xem tin tức.

Nếu điều đó khiến bạn cảm thấy căng thẳng, Loewen khuyên bạn nên thay thế TV bằng một bản nhạc.

-> 6 thứ tuyệt đối không đặt ở cửa ra vào

T. Linh (Theo Insider)  
Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa
Bí quyết sống chung với mẹ chồng
Đặt sofa phòng khách thế nào để hợp phong thủy?
Rước họa vào nhà khi đặt gương ở 6 vị trí đại kỵ
Cúng Rằm tháng Giêng Ất Tỵ 2025 vào ngày giờ nào đẹp nhất?
Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?
Gia đình hạnh phúc nhờ... chuyển đổi số
Tết Việt vẹn tròn sắc vị nhờ 5 món ăn nhà nào cũng làm
Cúng Giao thừa nên làm vào lúc nào, cúng xong có cần hóa vàng không?
Dọn bàn thờ đón Tết như thế nào cho đúng phong thuỷ, không bị 'tán lộc'?
Hương mùi già – Vẻ đẹp thanh tao và những giá trị bền vững trong Tết Việt
Vì sao đầu giường dựa vào 2 bức tường cả nhà sẽ ốm đau?
Đón năm mới bình an nhờ kiêng 8 điều trong dịp Tết
3 kiểu người đi chúc Tết dễ mang may mắn cho gia chủ
Cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo đơn giản lại đẹp
Giàu hay nghèo giao thừa vẫn phải tránh bỏ trống 5 điều để năm mới đổi đời
Cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp được không?
Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp được không?
7 vật không nên cất trong bếp để năm mới rước Thần tài
Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may
Xem thêm