6 điều kiêng kị trong tháng 12 âm lịch
Người xưa rất coi trọng các nghi lễ, kiêng cữ trong tháng 12 âm lịch để không ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, công việc.
Tháng 12 âm lịch là tháng cuối cùng của một năm, là thời kỳ chuyển giao giữa cũ và mới. Bước chân vào cửa ải tháng 12, ngày tháng trôi nhanh hơn, người người bắt đầu tất bật chuẩn bị đón Tết. Tuy nhiên, khi nhắc đến tháng 12 âm lịch, người ta sẽ nghĩ ngay đến tháng “củ mật” và thường nhắc nhở nhau cẩn thận trong việc củi lửa, đề phòng mất cắp...
Ngoài ra, trong tháng cuối cùng của năm âm lịch, dân gian còn kiêng kỵ một số điều để ránh gặp xui xẻo.
Ảnh minh họa.
Tháng 12 âm lịch không vay tiền
Việc đầu tiên bạn không được làm trong tháng 12 âm lịch là vay mượn, nợ nần.
Vay mượn cuối năm sẽ không đem lại may mắn vì món nợ vắt sang năm mới, là dấu hiệu một năm đen đủi, nợ nần ngập đầu, không ăn nên làm ra.
Ngoài ra, việc cho vay mượn trong thời điểm cuối năm thì việc hoàn lại rất khó khăn. Trong khi đó, đầu năm mới việc đòi lại cũng không dễ dàng. Người ta thường kiêng đầu năm mới đi đòi tiền vì sợ người vay mất lộc.
Nếu bạn có bất kỳ khoản nợ nào trước đây, bạn phải trả hết trước cuối năm.
Ảnh minh họa.
Tháng 12 âm lịch không cãi nhau
Người xưa nói: “Tháng 12 âm không cãi nhau, 3 năm không gây gổ”.
Để chào đón năm mới, những người lớn tuổi trong gia đình sẽ luôn dặn dò thế hệ trẻ tránh gây gổ, cãi vã. Người ta quan niệm rằng tháng Chạp là lúc ngày cùng tháng tận, nếu trong những ngày này mà tranh cãi với người khác thì dễ ảnh hưởng đến vận trình năm mới, dễ gặp nhiều chuyện phiền phức rắc rối.
Ngoài ra, ngày rằm tháng Chạp cũng là lúc mà thần thánh bề trên cùng ông bà tiên tổ về thăm con cháu, có thể nhìn và nghe thấy những điều sai trái chúng ta làm, nếu cố tình gây mâu thuẫn, không giữ hòa khí sẽ bị các đấng bề trên trách phạt.
Tháng 12 âm lịch không di chuyển
Tháng 12 âm lịch bận rộn, chuyển nhà vào thời điểm này chẳng khác nào thêm hỗn loạn. Nếu bạn di chuyển sẽ bị coi là không may mắn, không có lợi cho sự thịnh vượng của gia đình.
Ngoài ra, người dân có tâm lý hoài cổ, chỉ có thể đón Tết thoải mái ở những nơi quen thuộc. Tháng 12 âm lịch là thời điểm kết thúc một năm, mọi việc cần suôn sẻ, ổn định thì cuộc sống mới suôn sẻ.
Ảnh minh họa.
Tháng 12 âm lịch không làm nhà
Xây sửa nhà từ xa xưa đã là việc trọng đại của đời người nên đặc biệt thận trọng.
Với những việc lớn như đặt móng làm nhà hoặc các công trình lớn, người ta rất ít khi làm vào tháng Chạp bởi đây là thời điểm mọi người khẩn trương dọn dẹp để đón năm mới. Nếu khởi công vào thời điểm này thì đầu năm mới vừa không có nơi ở đàng hoàng, vừa không xong được công trình.
Không thề thốt vào tháng 12 âm lịch
Tháng 12 âm lịch cũng là tháng cúng tế, người ta sẽ cúng thần linh, cầu phúc. Trong tháng cúng tế, chư thần các phương đều ở nhà, kiêng kỵ nhất chính là có những lời xui xẻo. Có thể nó sẽ trở thành điềm báo, thậm chí ảnh hưởng đến vận số trong vài năm tới.
Sau khi bước vào tháng 12 âm lịch, bạn nên cẩn thận lời nói, nói nhiều điều tốt chứ không nói điều xấu, như vậy mọi việc trong gia đình mới thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt.
Tháng 12 âm lịch không nhặt tiền
Người ta kiêng kị trong tháng Chạp nhặt tiền rơi ngoài đường về tiêu vì tiền này thường là tiền cúng lễ, người ta cúng tiền thật trong rằm tháng Chạp để xua đi vận rủi mà chúng ta lại nhặt về dùng thì chính là mang vận rủi ấy theo mình, những điều xui xẻo sẽ cứ thế mà tới.
-> Vì sao "tháng 5 kiêng xây nhà, tháng 6 không chuyển nhà”?