Thứ bảy, 27/04/2024 14:52
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 09/08/2021 06:30

5 thói quen tưởng sạch sẽ nhưng vô tình gây hại sức khỏe

Thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, một số thói quen tưởng là vô hại nhưng lại âm thầm gây tổn hại sức khỏe.

Thói quen thường xuyên lấy ráy tai

Lấy ráy tai bằng bông tăm sẽ tạo lên một lực chà xát với tai, có thể gây viêm tai. Ráy tai không phải một thứ bẩn thỉu như mọi người hay nghĩ và phải làm sạch, ngoáy sạch nó đi. Ráy tai giúp bảo vệ tai, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài.

lam sach 1

Ảnh minh họa

Vệ sinh tai quá sạch sẽ, loại bỏ ráy tai đồng nghĩa đánh mất một cơ chế tự bảo vệ cơ thể, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tai hơn. Kéo theo đó là các khả năng về bệnh như viêm, đau, tạo mủ và các triệu chứng khác.

Bên cạnh đó, cơ thể có cơ chế tự làm sạch nhất định. Lúc chúng ta nói chuyện, ngáp… ráy tai sẽ theo chuyển động xuống vùng họng, dựa vào sự thúc đẩy của lông tơ trên da tự đào thải ra ngoài.

Thói quen chà xát quá mạnh hoặc quá lâu khi tắm

Thói quen này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Họ luôn dành nhiều thời gian để tắm rửa và chăm sóc bản thân, tuy nhiên việc chà xát quá mạnh hoặc quá lâu là không cần thiết.

lam sach

Ảnh minh họa

Bạn chỉ cần chà xát vừa phải cùng sữa tắm hay xà bông trong vài phút là đã đủ để làm sạch da. Ngoài ra, bề mặt da luôn cần có 1 lớp biểu bì và dầu tự nhiên để bảo vệ, khi cọ xát quá mạnh hoặc tắm quá lâu sẽ khiến da bị tổn thương, khô, sạm, nhạy cảm, ngứa hoặc yếu và dễ bắt nắng hơn.

Thói quen ngoáy và xịt mũi quá thường xuyên

Làm sạch khoang mũi thường xuyên có thể phá hủy niêm mạc mũi. Ngoài việc làm biến dạng mũi, ngoáy mũi thường xuyên còn có thể làm tổn thương các mao mạch trong niêm mạc mũi.

lam sachh

Ảnh minh họa

Khoang mũi có khả năng tự làm sạch, không nên vệ sinh quá thường xuyên, mạnh tay, đặc biệt tránh dùng móng tay móc mạnh, nếu không sẽ làm tổn thương niêm mạc, dễ gây viêm và nhiễm vi khuẩn. Khi chất lượng không khí kém hoặc bị viêm mũi, nghẹt mũi, bạn có thể dùng nước rửa mũi để làm sạch.

Đánh răng quá nhiều lần/ ngày

Đánh răng sai cách sẽ làm hỏng men răng. Thông thường, đánh răng chỉ nên khoảng 2 phút, đánh 2-3 lần/ngày. Theo các nghiên cứu liên quan, đánh răng quá 3 phút sẽ khiến men răng bị tổn thương nếu dùng lực quá mạnh.

lam sach 5

Ảnh minh họa

Trên thực tế trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều lợi khuẩn mà con người tiếp xúc như và lactobacilli. Nếu bạn theo đuổi sự sạch sẽ một cách mù quáng, bạn sẽ giết chết vi khuẩn có lợi, đồng thời loại bỏ vi khuẩn có hại, điều này sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Thói quen vệ sinh vùng kín quá sạch sẽ

Đây là 1 trong những hiểu lầm mà trên 90% các cô gái trẻ mắc phải. Việc chà xát vùng kín quá mạnh hay rửa vùng kín quá nhiều lần trong ngày không chỉ khiến vùng kín bị tổn thương, khiến da khô hoặc ngứa mà còn làm mất môi trường tự nhiên xung quanh vùng kín, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại tấn công, rất dễ viêm nhiễm.

lam sach 7

Ảnh minh họa

Đặc biệt là việc thụt rửa âm đạo bằng vòi sen, dạng xịt hay dung dịch tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tổn thương, ảnh hưởng chức năng sinh sản, tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Một nghiên cứu tại Mỹ năm 2016 cũng chỉ ra rằng những phụ nữ thường xuyên thụt rửa có liên quan đáng kể đến việc nhiễm virus HPV.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nếu không mắc bệnh phụ khoa hay đang dùng thuốc theo chỉ định, bạn chỉ cần vệ sinh vùng kín bằng nước ấm 1 cách nhẹ nhàng khoảng 1 - 2 lần mỗi ngày là đủ.

-> Mắc ung thư từ 6 thói quen nhiều người vẫn làm hàng ngày

Xem thêm: Thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Xem thêm