Thứ hai, 29/04/2024 02:52
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 26/12/2023 07:00

Nam giới cần đi khám ngay khi gặp 4 dấu hiệu này lúc "lâm trận"

Nếu gặp một trong bốn kiểu xuất tinh sau, nam giới nên đi khám sớm để không ảnh hưởng đến bản lĩnh đàn ông.

BSCKII Nguyễn Tuấn Đạt, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, xuất tinh là một quá trình sinh lý phức tạp, bất cứ điều gì ảnh hưởng tới quá trình đó đều có thể gây ra những rối loạn, ảnh hưởng tới tới bản lĩnh đàn ông.

Ở nam giới rối loạn xuất tinh là một trong những rối loạn chức năng tình dục thường gặp. Có 4 loại rối loạn xuất tinh là điển hình thường gặp là: xuất tinh sớm, xuất tinh chậm, xuất tinh máu, xuất tinh ngược dòng.

Xuất tinh sớm

Xuất tinh sớm là tình trạng nam giới không làm chủ được thời gian, không kìm hãm được khoái cảm, khiến cho việc xuất tinh diễn ra sớm hơn mong đợi.

Nguyên nhân từ các vấn đề về tâm lý - lo lắng về khả năng tình dục, các vấn đề trong mối quan hệ với bạn tình như sợ người khác biết, sợ có thai, thiếu kinh nghiệm. Nguyên nhân cũng có thể do nam giới mắc một số bệnh lý như viêm tuyến tiền liệt, cường giáp, bệnh mạn tính liên quan đến suy giảm tình dục.

“Xuất tinh sớm thường gây cảm giác hụt hẫng, thất vọng cho cả nam giới lẫn bạn tình, tạo nên tâm lý tự ti, né tránh quan hệ tình dục ở nam giới”, bác sĩ Đạt nói.

Empty

Ảnh minh họa

Xuất tinh chậm

Xuất tinh chậm hay không thể xuất tinh được cũng là một trong những rối loạn tình dục.

Loại rối loạn xuất tinh này dẫn tới việc phái mạnh phải mất nhiều thời gian hơn để có thể xuất tinh. Kết quả là nam giới dù đã mệt mỏi nhưng vẫn chưa thể xuất tinh theo mong muốn. Một số trường hợp có thể không xuất tinh được dù đã đạt cực khoái trong cuộc giao hợp hoặc thủ dâm.

Nguyên nhân có thể do rối loạn tâm lý, căng thẳng trong mối quan hệ, thiếu kỹ năng tâm lý-tình dục. Ngoài ra, một số tổn thương thực thể như tổn thương tủy sống hoặc tổn thương thần kinh lưng dương vật do can thiệp y tế cũng có thể gây ra xuất tinh chậm.

Một số loại thuốc cũng có thể gây ra tình trạng xuất tinh chậm, thậm chí không xuất tinh như dùng thuốc hạ áp, an thần; hoặc tình trạng viêm nhiễm niệu đạo, tinh hoàn, tiền liệt tuyến cũng gây ra tình trạng trên.

Xuất tinh máu

Xuất tinh ra máu là tình trạng tinh dịch có lẫn máu, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân: Bất thường do bẩm sinh; tình trạng viêm nhiễm (niệu đạo, tinh hoàn, tiết niệu); bít tắc; các bệnh lý ác tính; dị dạng mạch máu; các chấn thương/tai biến y khoa và các bệnh lý hệ thống (huyết áp, bệnh hemophili, xơ gan, hội chứng chảy máu,..).

Tinh dịch bình thường có màu trắng ngà. Tuy nhiên, khi có bất thường, nam giới có thể thấy tinh trùng có lẫn máu đỏ, hồng, màu nâu hoặc màu gỉ sắt.

Xuất tinh ra máu nhiều hay ít sẽ tùy thuộc mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh. Khi máu xuất hiện nhiều, nam giới có thể thấy tinh dịch đổi màu hồng nhạt hay đỏ, đôi khi là nâu khi máu chảy lâu bị oxy hóa. Một số trường hợp chỉ thấy được máu trong tinh dịch thông qua xét nghiệm.

Empty

Ảnh minh họa

Xuất tinh ngược dòng

Là tình trạng nam giới không xuất tinh xuôi dòng ra ngoài qua lỗ sáo, toàn phần hoặc đôi khi một phần do tinh dịch đi ngược vào trong qua cổ bàng quang vào bàng quang. Người bệnh có cảm giác đạt cực khoái bình thường hoặc giảm.

Nguyên nhân của xuất tinh ngược dòng có thể do dùng thuốc; suy giảm chức năng của niệu đạo hoặc cổ bàng quang.

Bác sĩ Đạt khuyến cáo, nam giới gặp bất cứ bất thường về xuất tinh khi quan hệ tình dục nên đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Nên tới các cơ sở chuyên khoa về nam học uy tín để được khám tìm rõ nguyên nhân.

-->> Vì sao giới trẻ ngại khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Thúy Ngà  
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Xem thêm