Thứ hai, 18/11/2024 00:11     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 30/09/2020 11:30

4 điều bậc cao nhân trong Tây Du Ký không bao giờ đem khoe khoang

Tây Du Ký không chỉ là bộ phim truyền hình mang tính giải trí mà trong mỗi nhân vật, mỗi kiếp nạn 4 thầy trò Đường Tăng trải qua đều ẩn chứa bài học về cách đối nhân xử thế trên đời.

Xem phim Tây Du Ký ai cũng nhận ra những bậc cao nhân không bao giờ khoe khoang 4 điều này.

Không khoe khoang sự giàu có

Khi thầy trò Đường Tăng đi qua thiền viện Quan Âm, họ đã được Kim Trì trưởng lão đón tiếp.

Kim Trì trưởng lão nhìn thấy Đường Tăng có tướng mạo khác thường liền nghĩ rằng hẳn trên người Ngài mang theo bảo vật quý hiếm.

Đường Tăng không có bảo vật, cho dù có cũng không khoe khoang. Nhưng Tôn Ngộ Không lại khác, con khỉ này không chỉ thích thể hiện mà còn muốn gây sự.

Nhìn thấy sự kiêu ngạo của trưởng lão Kim Trì, Ngộ Không cảm thấy tức giận, vì vậy liền thúc giục Đường Tăng lấy áo cà sa Đức Phật đã ban cho.

Đường Tăng nghe xong vội lắc đầu nói: “Đừng khoe khoang với người ta, chúng ta chỉ có 2 người, lỡ không may xảy ra điều gì thì sao?”.

Ngộ Không cứng đầu không nghe lời liền lấy áo cà sa khoe trước mặt vị trưởng lão. Kim Trì nổi lòng tham, tìm mọi cách để hãm hại thầy trò Đường Tăng chiếm đoạt bảo vật, thậm chí còn dẫn yêu quái đến gây rắc rối.

tay du ky Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa.

Cổ xưa có câu: “Đồ không rời khách trọ, của cải không để lộ ra ngoài”. Khoe sự giàu có không có ích lợi gì ngoại trừ việc khơi dậy lòng đố kỵ và thù hận của người khác. Bạn phải biết rằng tấm lòng dồi dào thực sự của một người không cần phải thể hiện bằng cách phô trương.

Sự ngu dốt và giàu có đi đôi với nhau sẽ đi đến kết cục thảm hại. Phô trương sự giàu có sẽ không được người khác tôn trọng từ trong tâm.

Cao nhân không khoe khoang khả năng

Kể từ khi Tôn Ngộ Không bái lạy tổ sư Bồ Đề làm sư phụ, Ngộ Không bắt đầu chăm chỉ học các phép biến hóa. Chẳng bao lâu, Ngộ Không đã học được 72 phép biến hóa thần thông.

Một lần, khi đang luyện tập, những người anh em nhìn thấy thúc giục Ngộ Không sử dụng sức mạnh phép thuật của mình. Ngỡ tưởng đây là việc thiện, Ngộ Không lập tức biến hóa không ngừng.

Khi Tổ sư Bồ Đề biết chuyện, Ngài khiển trách và nói: "Ngươi khoe khoang khả năng làm gì? Nếu ngươi thấy người khác có, ắt phải cầu người ta? Người khác thấy ngươi có, nhất định phải cầu xin ngươi. Nếu sợ xui xẻo, ngươi phải truyền cho người ta. Nếu không truyền sẽ bị hại, tính mạng khó mà đảm bảo”.

Trước những lời mắng mỏ của sư phụ, Ngộ Không liên tục xin lỗi nhưng vẫn chứng nào tật nấy.

tay du ky Giadinhvietnam (2)

Khi đại náo Thiên Cung, Tôn Ngộ Không đã khoe khoang thần thông của mình trước mặt Phật Tổ Như Lai. Cuối cùng, hắn bị Phật Tổ nhốt dưới núi ngũ hành suốt 500 năm.

Người xưa có viết: "Đại bàng đứng như ngủ, hổ đi như bị bệnh là đang che giấu tài năng của mình. Vì vậy, một quý nhân phải khéo léo, không bộc lộ tài năng của mình thì mới có đủ sức để gánh vác trọng trách lớn”.

Kẻ mạnh thực sự không bao giờ lộ diện, họ chỉ âm thầm tích lũy sức mạnh. Một người dù giỏi đến đâu cũng phải học cách phán đoán tình hình, từ tốn và kiềm chế.

Trong sách cổ có câu: “Quý nhân giấu nông cụ, đợi thời vận”.

Tài năng là điều đáng quý, đáng tự hào nhưng nếu bạn thể hiện một cách thiếu kiềm chế trước mặt người khác sẽ dẫn đến những tai họa không đáng có.

Khi bạn bắt đầu thể hiện khả năng của mình trước mặt người khác cũng là lúc bạn dần mất giá trị.

Đừng tỏ ra mình thông minh

Để nói rằng ai là người khôn ngoan trong 3 đệ tử của Đường Tăng, đó chính là Sa Ngộ Tĩnh. Sa Tăng hiện lên là một người chân chất nhưng thông minh và hiểu chuyện. Chỉ là Sa Tăng rất biết cách che giấu và không bao giờ thể hiện sự thông minh của mình trước mặt người khác.

Trên hành trình học hỏi, Sa Tăng chỉ đứng lên và phát biểu vào những thời điểm quan trọng.

Trong 3 lần đánh Bạch Cốt Tinh, lúc Đường Tăng trừng trị Ngộ Không, đuổi Ngộ Không đi, Sa Tăng không một lời giữ người anh em của mình. Suốt hành trình đi thỉnh kinh, những gì không liên quan đến mình, Sa Tăng không bao giờ can thiệp.

Sau đó, sau một trận chiến ác liệt với Quái vật Hoang Bào, Sa Tăng bị bắt, Trư Bát Giới không còn cách nào khác phải tìm đến Tôn Ngộ Không.

Khi Tôn Ngộ Không hỏi Sa Ngộ Tĩnh rằng: “Tại sao lúc trước không cầu xin Sư phụ cho ta?”. Sa Ngộ Tĩnh không bao biện mà chỉ nói một câu: “Quân tử không nhắc chuyện cũ”.

Chỉ một câu nói ngắn gọn, Sa Tăng không chỉ nâng Ngộ Không lên cao mà còn thể hiện tội lỗi của chính mình, có như vậy thì mâu thuẫn giữa hai người mới được giải quyết.

Chính vì Sa Tăng hiểu chuyện, không thích phô trương nên đã chiếm được tình cảm và sự tin tưởng của Đường Tăng.

Con người càng thông minh thì càng biết giấu khôn, nếu con người lúc nào cũng thông minh lộ liễu thì chẳng làm nên trò trống gì.

Như người ta nói, trí tuệ tuyệt vời là giả ngu ngốc, giả vụng về. Những người thực sự thông minh thường là những người biết cách giả hồ đồ.

Cao nhân không khoe khoang công lao

Khi Tôn Ngộ Không gây rắc rối ở Thiên Cung, một trăm nghìn binh lính không thể bắt được, Bồ tát Quán Âm đã tiến cử Nhị Lang Thần với Ngọc Hoàng đi bắt Ngộ Không.

Nhị Lang Thần không làm mọi người thất vọng và với sự giúp đỡ của Thái Thượng Lão Quân, Nhị Lang Thần đã bắt được Ngộ Không và được Ngọc Hoàng tin tưởng.

Khi Ngọc Hoàng ban hành chỉ dụ khen ngợi thành tích của ông, Nhị Lang Thần đã rất tỉnh táo.

Ông không nhận bất cứ công lao nào mà thay vào đó, thành quà đạt được là nhờ Bồ tát Quan Âm và Thái Thượng Lão Quân. Phần thưởng ông nhận được cũng được phân phát cho thuộc hạ của mình.

Sau khi chào Ngọc Hoàng, ông trở về Quan Giang Khẩu để sống ẩn dật.

tay du ky 1 Giadinhvietnam

Ảnh minh họa.

Bạn phải học cách chia sẻ nếu bạn có công, và bạn phải đi đầu trong việc giải quyết khó khăn. Những người nông cạn thường chấp vào lợi ích trước mắt mình còn bậc cao nhân thường sẵn sàng cho đi và chia sẻ với người khác. Thực tế là họ nhận về phần thưởng còn lớn hơn.

Lão tử có câu: "Sống mà không có, thành công mà không lưu luyến". Làm việc chăm chỉ mà không khoe khoang, có công mà không kiêu căng, đây là phẩm chất mà một người cần phải có.

Một người có thành tích mà không khoa trương, có công mà sẵn sàng chia sẻ, người như vậy mới có tương lai tươi sáng!

Tổ sư Bồ Đề cũng cảnh báo Ngộ Không rằng: “Thành danh bởi biết sống nghèo khổ mỗi ngày, thất bại bởi vì luôn đắc ý”.

Ở đời, hư vinh là cái ác, biết ẩn mình là lòng thiện. Sự phô trương quá mức chẳng qua là biểu hiện của sự trống rỗng, chỉ có giấu giếm mà không để lộ ra ngoài thì mới có thể tồn tại lâu dài.

-> 5 bài học cuộc sống từ những bộ phim hoạt hình của Disney

Thùy Linh  
Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch
Nhận bài học phũ phàng sau buổi họp lớp tuổi trung niên
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Đức Phật dạy điều gì về cách kiếm tiền và tiêu tiền?
Doanh nhân nghĩ lớn và làm khác
Bữa tối 'bất ổn' vì… Pickleball
Đi qua lũ lụt để thấy yêu thương những điều bình dị
Sếp và bạn thân cùng lúc mượn xe, bạn sẽ cho ai?
Fake news, câu like giữa tâm lũ: Việc làm của những kẻ vô lương tâm
Ai là người hạnh phúc nhất?
Đâu là hạnh phúc của con trẻ?
Một lần ngồi khoang hạng nhất
Điểm 10 môn Văn: Học sinh giỏi hay 'điểm của thầy'?
Quả báo thường xuất hiện sau tuổi 50
Những đứa trẻ… smartphone
Cuộc sống ra sao khi không MXH, điện thoại, tiệc tùng?
Những đứa trẻ nhất định không được sinh ra trong tháng 'cô hồn'
10 điều cấm kỵ trong đối nhân xử thế, phạm phải đen đủi đủ đường
Sống nửa đời người để học cách làm 4 điều đơn giản trong cuộc sống
Hối tiếc lớn nhất đời người: Ôm trọn công việc, để tâm người đời
Xem thêm