Thứ năm, 16/05/2024 09:02
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 21/09/2021 06:30

4 dấu hiệu bất thường khi tiểu tiện báo hiệu nguy cơ ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả ở trẻ em. Dưới đây là những dấu hiệu bất thường khi tiểu tiện báo hiệu nguy cơ ung thư bàng quang.

Ung thư bàng quang là khối u ác tính xuất hiện trên bàng quang, đây là bệnh lý ác tính phổ biến nhất trong ung thư hệ thống tiết niệu, xếp vị trí thứ 9 trong các loại ung thư trên thế giới.

bang quang 1

Ảnh minh họa

Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng, ung thư bàng quang có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả ở trẻ em. Tuy nhiên, về mặt lâm sàng, ung thư bàng quang thường gặp nhất ở người trung niên và cao tuổi, tỷ lệ mắc bệnh sẽ tiếp tục gia tăng theo độ tuổi. Nhóm người mắc bệnh cao nhất là từ khoảng 50 – 70 tuổi và tỷ lệ mắc bệnh của nam giới cao hơn hẳn phụ nữ.

Vì chức năng chính của bàng quang là lưu trữ và thải nước tiểu nên nếu bàng quang gặp vấn đề và bệnh tiến triển đến một giai đoạn nhất định, các triệu chứng sẽ được thể hiện thông qua việc tiểu tiện và sự thay đổi của nước tiểu.

Nếu phát hiện ra những triệu chứng sau đây khi tiểu tiện, hãy cẩn thận bởi đó có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang:

Tiểu máu

Tiểu máu hay còn gọi là đái ra máu là tình trạng một lượng lớn hồng cầu lẫn trong nước tiểu. Tiểu máu có thể chia thành hai loại: tiểu máu nhìn được bằng mắt thường được gọi là tiểu máu tổng thể và tiểu máu chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi được gọi là tiểu máu kính hiển vi.

bang quang 2

Ảnh minh họa

Tiểu máu tổng thể không đau là triệu chứng điển hình nhất của bệnh ung thư bàng quang. Theo thống kê lâm sàng, hơn 80% bệnh nhân ung thư bàng quang sẽ bị tiểu máu không đau, trong đó 17% bệnh nhân tiểu máu nặng, 15% bệnh nhân có thể bị tiểu máu kính hiển vi sớm.

Ở một số trường hợp, bệnh nhân không chỉ thải ra máu mà còn lẫn với cục máu đông và các mô giống như thịt thối rữa trong nước tiểu.

Tiểu nhiều và tiểu gấp

Trong hầu hết các trường hợp, chứng tiểu nhiều, tiểu gấp và tiểu khó thường liên quan đến các yếu tố như nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính và bệnh tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này lặp đi lặp lại trong thời gian dài, dùng thuốc cũng không thuyên giảm thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang.

bang quang 3

Ảnh minh họa

Đặc biệt sau khi xuất hiện ung thư biểu mô tại chỗ và ung thư biểu mô xâm lấn phân bố nhiều trong bàng quang, sẽ gây tổn thương và kích thích tam giác bàng quang, khiến người bệnh cảm thấy đau rát đường tiết niệu. Nếu ung thư kết hợp với nhiễm trùng, kích ứng sẽ mạnh hơn, các triệu chứng tương tự có thể xuất hiện lặp đi lặp lại.

Tắc nghẽn đường tiết niệu

Tiểu khó chỉ là một giai đoạn phát triển của bệnh ung thư, khi đó các tế bào ung thư vẫn đang trong quá trình phát triển. Chúng có thể xâm nhập vào niệu quản của bệnh nhân, dẫn đến sự giãn nở bất thường của bể thận, làm tích tụ nước, phát triển thành bí tiểu, bệnh nhân có thể có nhiều triệu chứng khác như thiểu niệu, vô niệu, đau lưng, sốt cao, …

bang quang 4

Ảnh minh họa

Nếu tình trạng bí tiểu kéo dài lâu ngày mà không được giảm bớt, chức năng thận sẽ bị suy giảm, thậm chí có thể dẫn đến ung thư bàng quang kết hợp với suy thận mãn tính.

Đau khi đi tiểu

Có hai trường hợp khiến bệnh nhân ung thư bàng quang bị đau khi đi tiểu. Thứ nhất là ung thư bàng quang kết hợp với nhiễm trùng và gây ra viêm bàng quang mãn tính.

bang quang 5

Ảnh minh họa

Thứ hai là ung thư tiến triển bắt đầu xâm lấn các mô và cơ quan xung quanh bàng quang, hoặc đôi khi có di căn bạch huyết vùng chậu, dẫn đến các cơn đau bất thường ở bàng quang, lỗ rò niệu đạo - âm đạo, phù nề chi dưới và một số vấn đề khác.

Tóm lại, triệu chứng điển hình nhất của ung thư bàng quang là sự thay đổi của nước tiểu, đặc biệt là tiểu ra máu không đau, tiểu máu tái phát và kéo dài nhiều ngày mà không thuyên giảm. Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh ung thư bàng quang, người bệnh cần cảnh giác và chủ động đi thăm khám để sớm có phương án điều trị.

-> Ung thư xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Xem thêm: Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư (Nguồn: Zing)

Theo Dân Việt  
Một ngày cần tiêu thụ bao nhiêu calo để đảm bảo sức khỏe?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Xem thêm