3 nữ quán quân Đường lên đỉnh Olympia giờ ra sao?
Trong số 18 quán quân Olympia, chỉ có 3 nhà vô địch là nữ. Hiện tại, thông tin về 3 nữ quán quân này rất ít khi xuất hiện trên mặt báo. Cuộc sống của họ hiện tại ra sao?
Trần Ngọc Minh – Nhà vô địch đầu tiên của Đường lên đỉnh Olympia
Ngoài thông tin Ngọc Minh lập gia đình năm 2013, cuộc sống của cô không được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông.
Tham gia chung kết Đường lên đỉnh Olympia khi là học sinh lớp 12, trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long), Trần Ngọc Minh cũng là nhà vô địch đầu tiên của cuộc thi này vào năm 2001.
Tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Swinburne (Australia) với kết quả thuộc top 5% xuất sắc, Ngọc Minh được trao học bổng từ cử nhân lên tiến sĩ. Tháng 7/2013, cô làm việc cho một công ty nhà mạng di động hàng đầu tại xứ sở chuột túi.
Ngoài thông tin Ngọc Minh lập gia đình năm 2013, cuộc sống của cô không được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông.
Lương Phương Thảo – nữ quán quân duy nhất trở về Việt Nam làm việc
Lương Phương Thảo, người đạt giải nhất cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" năm 2002 và cũng là người duy nhất trong số 13 quán quân của cuộc thi này chọn con đường quay trở về nước
Danh hiệu quán quân Olympia năm thứ 3 gọi tên - đại diện trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long. Cô theo học ngành Kinh doanh quốc tế và Marketing thuộc Đại học Monash, Australia.
Tốt nghiệp thạc sĩ, Thảo về nước làm việc cho một công ty quảng cáo tại TP.HCM. Lương Phương Thảo, người đoạt giải nhất cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" năm 2002 và cũng là người duy nhất trong số 13 quán quân của cuộc thi này chọn con đường quay trở về nước.
Theo lời kể của ông Lương Xuân Lưu, cha Thảo, từ nhỏ đến lớn Thảo đã có năng khiếu và rất cố gắng học giỏi nhiều môn. Cụ thể, từ lớp 1 đến lớp 12 đều là học sinh giỏi. Sau khi Thảo vượt qua 3 đối thủ và giành giải Nhất ở cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2002, phần thưởng mà Thảo nhận được là phần học bổng toàn phần trị giá 35.000 USD do trường ĐH Kỹ thuật Swinburne tại Melbourne (Australia) trao tặng.
Theo gia đình, từ nhỏ và đến khi được ra nước ngoài học, cha mẹ Thảo và bản thân Thảo đều muốn ở lại quê hương, không đi đâu xa. Vì thế sau thời gian dài học tập và nhận bằng thạc sĩ, Thảo đã về nước làm việc cho một công ty của Anh. Sau đó, cô chuyển sang làm cho một công ty khác của Mỹ ở quận 1 (TP.HCM).
Làm ở công ty nước ngoài đầu tư, quản lý nên công việc của Thảo không mấy rảnh rỗi. Thường thì một tuần Thảo chỉ nghỉ được một ngày chủ nhật nên vài ba tháng, cô mới về quê thăm gia đình một lần. Hiện tại thông tin về Thảo cũng rất ít khi xuất hiện trên báo chí do Thảo luôn từ chối mọi cuộc phỏng vấn chia sẻ với báo chí.
Phạm Thị Ngọc Oanh - nhà vô địch Olympia năm thứ 11
Cô gái thứ 3 từng đạt được vòng nguyệt quế của chương trình Đường lên đỉnh Olympia là Phạm Thị Ngọc Oanh đến từ trường THPT Tiên Lãng, Hải Phòng. Ngọc Oanh đăng quang ngôi vô địch với 230 điểm. Kết thúc chương trình, nhà vô địch năm thứ 11 theo học ngành thương mại của ĐH Swinburne, Australia. Cô từng chia sẻ về mong muốn được làm việc ở Melboune 2 năm để tích lũy kinh nghiệm và xin học bổng học thạc sĩ tại Mỹ.
Cuối tháng 8 vừa qua, quán quân O11 khoe thi đậu cấp độ 3 của chương trình CFA (Chartered Financial Analyst) - phân tích đầu tư tài chính.
'
Phạm Thị Oanh thời điểm đăng quang và tấm hình mới nhất xuất hiện trên báo chí
Cả ba cô gái đều trưởng thành và thành công trong học tập cũng như trong công việc và chỉ duy nhất đàn chị Ngọc Minh đã lập gia đình.
-> 4 thí sinh Chung kết Olympia 2019: “Soi” học lực, đoán người chiến thắng
Xem thêm: Chuyện cảm động về cô bé mất một chân bất ngờ nhận được quà của Thủ tướng