Thứ hai, 25/11/2024 09:44     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 03/11/2022 11:30

3 lần thất vọng để con trở thành đứa trẻ hạnh phúc

Ai cũng mong muốn con mình thành công, nhưng thật không may 90% mọi người cuối cùng sẽ rơi vào tầm thường, con cái của chúng ta cũng vậy.

Chắc hẳn nhiều bậc cha mẹ đã nghe đến 1 bộ phim tài liệu BBC mang tên “Bảy năm cuộc đời”. Nhà sản xuất đã lựa chọn những đứa trẻ thuộc các tầng lớp và chủng tộc khác nhau, sau đó đến thăm 7 năm một lần để quan sát quỹ đạo phát triển của chúng.

"Bảy năm cuộc đời" bắt đầu từ năm 2000 đã chính thức kết thúc năm nay. Với số điểm 9 trên Douban và 9,9 trên Trạm B, phim một lần nữa đứng đầu trong "Top 10 phim tài liệu phải xem trên thế giới". So với phiên bản cũ, phiên bản mới tập trung vào những đứa trẻ "hậu thập niên 90" nên những vấn đề chúng gặp phải cũng gần chúng ta hơn. Qua đó, có thể thấy được phương pháp giáo dục của 19 gia đình.

Họ là những gia đình ưu tú với tri thức cao, những gia đình đơn thân ly dị và góa bụa, những gia đình nghèo khó đang vật lộn dưới đáy xã hội, và những gia đình bình thường chiếm phần lớn dân số. Trong việc giáo dục con cái, mỗi gia đình có một phong cách riêng, quỹ đạo phát triển của trẻ cũng có những cột mốc riêng.

Nhưng nhìn những đứa trẻ đã nếm trải vị ngọt của cuộc đời và thu hoạch hạnh phúc khi lớn lên, chúng ta có thể thấy rằng, mỗi bậc cha mẹ đều trải qua 3 lần thất vọng trong những năm phát triển của con. Càng sớm phát hiện và chấp nhận, trẻ sẽ càng giỏi.

1

Cha mẹ nào cũng tưởng tượng con mình sẽ như thế nào trong tương lai, nhưng rất ít kỳ vọng của cha mẹ trùng khớp với ước mơ của con mình.

Trong cuộc họp phụ huynh trước kỳ nghỉ, một cô giáo đã cho phụ huynh làm bài tập nhỏ, viết ước mơ của con ra giấy xem liệu cha mẹ có thể đoán được câu trả lời trẻ đã viết trước hay không.

Lúc đó, một người mẹ đã tràn đầy tự tin và nghĩ rằng con trai, người có niềm đam mê lớn với tàu vũ trụ, phải ước mơ trở thành một phi hành gia. Ai mà ngờ khi câu trả lời được tiết lộ, cậu con trai đã viết "tôi muốn trở thành một nhà thiết kế". Có 40 học sinh trong một lớp, và không phụ huynh nào đoán được ước mơ của con mình.

Là cha mẹ, ai cũng hy vọng rằng con mình sẽ trở thành rồng thành phượng. Vì vậy, chúng ta luôn dùng chính tư duy của mình để vạch ra "đường tắt" trong cuộc đời cho con cái. Thật không may, không phải tất cả trẻ em đều mơ ước trở thành rồng.

Nhà tâm lý học Winnicott từng đưa ra khái niệm "người mẹ đủ tốt", cha mẹ có thể đặt kỳ vọng vào con cái nhưng càng phải tôn trọng con cái, quyền kiểm soát và quyết định cuối cùng phải nằm trong tay con.

nuoi con Giadinhonline (1)

Thực sự, tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là một bản chất khó kiểm soát, nhưng những bậc cha mẹ cần biết rằng: Tất cả tình yêu trên thế giới này đều có kỳ vọng, nhưng tình yêu đích thực là học cách tiêu hóa sự thất vọng.

Trong cuộc đời của một đứa trẻ, chúng là người duy nhất gánh chịu hậu quả. Chỉ bằng cách cho con quyền ước mơ và can đảm khám phá thế giới, đứa trẻ mới có thể chèo thuyền an toàn và mọc thêm đôi cánh.

2

Giáo sư Li Meijin từng nói: "Trước 6 tuổi, những lời cằn nhằn và lời nói của cha mẹ là vàng. Sau 12 tuổi, những lời nói của cha mẹ là rác".

Khi con cái lớn lên, nhiều bậc cha mẹ vẫn áp dụng những phương pháp giáo dục mà họ đã áp dụng khi chúng còn nhỏ, cuộc chiến giữa cha mẹ và con cái sắp nổ ra, nhưng cha mẹ không bao giờ nhận ra rằng quyền được nói của họ đã trở nên vô hiệu.

Trẻ em bước vào tuổi dậy thì đã bắt đầu theo đuổi sự tự nhận thức. Từ ăn mặc đến suy nghĩ, chúng sẽ có suy nghĩ riêng và yêu cầu cá nhân riêng. Mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ lúc này không còn là sự vâng lời nữa mà chỉ là "sự vâng lời có chọn lọc" khi cha mẹ đứng về phía mình.

Những đứa trẻ vẫn giữ mối quan hệ tốt với cha mẹ về cơ bản là vì cha mẹ sẵn sàng tôn trọng mong muốn của chúng, làm bạn với chúng và đồng ý với những lựa chọn và quyết định của chúng. Một khi cha mẹ ở phía "đối địch", lời nói của cha mẹ sẽ "thất bại" nhanh chóng.

Thật đáng tiếc khi ít cha mẹ để ý đến điều này, họ có thói quen kiểm soát cuộc sống của con mình, tất cả những gì họ nhận được là sự nổi loạn và phản kháng.

nuoi con Giadinhonline (2)

Trong nền giáo dục trước đây, mệnh lệnh của cha mẹ là bất khả xâm phạm. Nhưng trong xã hội hiện đại, với sự tiến bộ của công nghệ và sự phát triển của thời đại, thông tin mà trẻ em có thể tiếp cận cũng toàn diện hơn. Cách chúng nhận biết thế giới đã thay đổi từ việc chỉ dựa vào sự dạy dỗ của cha mẹ sang có thể khám phá một cách độc lập.

Vì vậy, ông trời ban cho cha mẹ quyền giáo dục con cái, nhưng quyền này thường chỉ có giá trị trong khoảng mười năm. Được sử dụng hay không, nó cũng sẽ đến lúc hết hạn sử dụng như thực phẩm.

Lúc này, cha mẹ đừng cảm thấy lạc lõng, đừng hoảng sợ, hãy bình tĩnh đứng về phía con cái, cho chúng sự ủng hộ mạnh mẽ nhất và những lời động viên nồng nhiệt nhất, đó chính là cách giáo dục tốt nhất.

3

Tôi tin rằng ông bố bà mẹ nào cũng từng trải qua sự vỡ mộng từ "con mình phải là thiên tài" ở trường mẫu giáo đến "chỉ cần lấy chồng suôn sẻ" khi trưởng thành.

Không có cặp cha mẹ nào có thể luôn đóng khung con cái của họ trong những kỳ vọng của riêng họ, ngay cả những người thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội.

Không ai là không mong muốn thành công, nhưng thật không may, 90% mọi người cuối cùng sẽ rơi vào tầm thường.

Là cha mẹ, những gì chúng ta có thể làm không phải là đào tạo con mình trở thành những người vĩ đại như chúng ta mong đợi, mà là tạo mọi điều kiện có thể để con mình nhìn thấy thực tế và chấp nhận những điều bình thường, và hướng dẫn chúng sống một cách tuyệt vời trong thế giới của riêng chúng.

nuoi con Giadinhonline (3)

Con của bạn không phải là con của bạn, chúng là những đứa trẻ được sinh ra từ sự khao khát của cuộc sống. Chúng đến thế giới này thông qua bạn, nhưng không phải vì bạn, và chúng ở bên cạnh bạn nhưng chúng không thuộc về bạn"

Là cha mẹ, chúng ta không thể bảo vệ con cái mình suốt đời. Nhưng trong nền giáo dục hàng ngày, chúng ta có thể biến thất vọng thành hy vọng, khích lệ, sát cánh cùng con cái và cùng nhau đối mặt với những rủi ro khi trưởng thành.

Ngay cả những người bình thường cũng có thể dũng cảm tiến lên, đi tới núi non biển cả trên con đường sống của chính mình.

-> Góc khuất của những đứa con ngoan hiền

T. Linh  
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng: Nên mừng hay lo?
Mẹ yêu bà nội hay bà ngoại hơn?
5 điều báo động khi trẻ thường xuyên xem điện thoại
Con cả và con thứ ai thông minh hơn?
Làm gì để giúp trẻ tránh tổn thương tâm lý sau lũ lụt?
Trẻ ngủ muộn nguy hiểm như thế nào, đi ngủ mấy giờ là tốt nhất?
Khác biệt về tính cách giữa những đứa trẻ hoạt ngôn và trầm tính
Vì sao bố mẹ Phần Lan dạy trẻ khoe thất bại?
Xử lý thế nào khi con cái trưởng thành vẫn 'ăn bám' cha mẹ?
Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?
Có nên dạy con làm việc nhà, mấy tuổi là phù hợp?
Nỗi khổ người giàu khi dạy con
Gia đình có em bé thứ 2, con lớn ngủ với ai là tốt nhất?
Biết 3 điều này cha mẹ hãy mạnh dạn cho trẻ khóc
Con cái thừa hưởng trí thông minh từ bố hay mẹ?
Bí quyết dạy con của gia đình Thụy Điển
3 điều cần nói với trẻ khi dạy về kỹ năng an toàn
Cha mẹ thường cấm con nghịch nước nhưng không hay biết 5 điều bất ngờ
Xem thêm