Thứ hai, 06/05/2024 09:51
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 21/11/2022 14:30

20% đàn ông Việt không làm việc nhà: Gánh phụ nữ đang dần nặng hơn

Theo báo cáo phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - Việc làm của Tổ chức Lao Động quốc tế, phụ nữ trung bình dành số giờ gấp đôi nam giới để làm việc nhà.

1/5 đàn ông không làm việc nhà

Từ trước đến nay, phụ nữ vẫn được xem là “phái yếu”. Tuy nhiên có một sự thật trớ trêu, theo báo cáo phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - Việc làm của Tổ chức Lao Động quốc tế (ILO), “phái yếu” lại phải làm việc nhà nhiều hơn, gấp đôi số giờ của “phái mạnh”.

Thậm chí, có đến gần 20% nam giới cho biết không hề dành chút thời gian nào cho việc phụ giúp việc nhà. Trong số những người tham gia làm việc nhà, phụ nữ dành trung bình 20,2 giờ một tuần, nam giới là 10,7 giờ.

Nhiều người cho rằng "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" nhằm chỉ đến trách nhiệm chính của mỗi người trong gia đình, người chồng lo việc lớn bên ngoài, phụ nữ vun vén tổ ấm. Nhưng cũng với suy nghĩ mang nhiều định kiến ấy, nhiều người đàn ông đã đặt toàn bộ gánh nặng của "việc trong nhà" lên vai vợ mình.

Empty

Thời gian phụ nữ làm việc nhà gấp đôi đàn ông (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, ngày nay giống như người đàn ông, người phụ nữ cũng có những công việc xã hội. Vậy các công việc nhà có thực sự còn là việc riêng của phụ nữ?

Cô Nguyễn Hồng Nhung (48 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) là một người phụ nữ “chuẩn” của gia đình. Cô quan niệm ở nhà nội trợ để chồng con yên tâm ra ngoài công tác, dù vất vả nhưng chỉ cần mọi người thoải mái, tập trung cho sự nghiệp thì cô cảm thấy hài lòng.

Chị Thu Hương (27 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) tâm sự, nhiều lúc đi làm ở công ty về mệt nhưng sau đó lại phải về nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa và tắm gội cho các con khiến chị muốn gục ngã.

“Nhưng mình không làm thì nhà cửa bừa bộn, các con đói bụng,… Mệt thì than thở vậy thôi chứ vẫn làm vì việc nội trợ là của phụ nữ đã ăn sây vào tiềm thức của người Việt rồi”, chị Hương bày tỏ.

Trái với quan điểm của cô Nhung, chị Hương, chị Mai Linh (30 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết, chị không chấp nhận việc phụ nữ luôn phải lo toàn bộ việc nhà, còn đàn ông không chịu vào bếp giúp vợ.

“Tôi cho rằng, thời buổi bây giờ bình đẳng, phụ nữ cũng ra ngoài kiếm tiền, bởi vậy vợ chồng cần san sẻ việc nhà cho nhau”, chị Linh chia sẻ quan điểm.

Phụ nữ làm việc nhà: Tư tưởng "mặc định"

Trao đổi về chủ đề này, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho hay, quan điểm “việc nhà là việc của phụ nữ” đã có từ rất lâu và trở thành điều nghiễm nhiên trong tư tưởng nhiều gia đình.

Điều này khiến hầu hết chị em phụ nữ đã có gia đình và đang đi làm kiếm tiền đều gặp chung một áp lực “Phải giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Sau khi tan ca, những người phụ nữ này lại phải vùi đầu vào những công việc không tên trong gia đình.

Thêm thời gian làm việc đồng nghĩa phụ nữ ít có cơ hội để nghỉ ngơi và thời gian cần thiết dành cho chính mình. Hệ quả là nhiều chị em dễ lâm vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược hay nghiêm trọng hơn là những vấn đề bệnh lý cơ-xương-khớp như đau nhức, thoái hóa khớp, đau cột sống, loãng xương…

Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng sự mặc định vai trò giới lâu nay chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng bất bình đẳng trong gia đình tồn tại. Khi mọi người quan điểm việc nuôi dạy con, nội trợ, đi chợ, dọn dẹp nhà cửa... là nhiệm vụ của vợ và không chịu chia sẻ thì phụ nữ vẫn còn phải chịu gánh nặng kép.

Đáng chú ý, có rất nhiều phụ nữ bị đặt vào tình thế phải lựa chọn: Dừng lại sự nghiệp trở về làm nhiệm vụ của người mẹ, người vợ hay tiếp tục phấn đấu?

Vì vậy, theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa để phụ nữ thoát khỏi gánh nặng không chỉ cần có sự chung tay của nam giới, mà còn cần tới các chính sách xã hội hỗ trợ nữ giới thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội mà không phải chịu nhiều áp lực.

Thúy Ngà  
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Xem thêm